Quai bị – Nỗi ám ảnh tuổi thơ: Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè. Bệnh lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về bệnh quai bị, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.
Tổng quan chung về bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên, triệu chứng điển hình của bệnh là sưng đau tuyến mang tai. Bệnh quai bị có thể gây ra những biến chứng lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của nam giới nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách. Bệnh thường xuất hiện và lây lan ở những khu vực ôn đới, đông đúc dân cư và những nơi kém phát triển.
Triệu chứng bệnh quai bị
Một số biểu hiện cần lưu ý khi bị nhiễm virus quai bị:
- Viêm tuyến nước bọt: Đây là triệu chứng đến sớm nhất, thời gian ủ bệnh thường là khoảng một vài tuần.
- Giai đoạn phát bệnh: Sốt cao (38 – 39 độ C), toàn thân mệt mỏi, đau nhức đầu, ngủ kém và chán ăn. Những dấu hiệu này thường bị nhầm với tình trạng viêm xoang, viêm mũi hoặc viêm phế quản cấp tính.
- Sốt cao sau 1 – 3 ngày: Bệnh nhân bị sưng to tuyến nước bọt, ban đầu sẽ sưng một bên, sau đó là sưng cả hai bên. Tuy nhiên, mức độ sưng của hai bên lại không đối xứng nhau. Khi sờ vào vùng da này sẽ thấy đau, nóng và đỏ.
Nguyên nhân bệnh quai bị
Bệnh gây bởi vi rút quai bị (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae
Khả năng tồn tại: vi rút có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 200C, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -700C). Bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.
Đối tượng nguy cơ
Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh quai bị, từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến người lớn chưa có miễn dịch bảo vệ.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị có thể kể đến như:
- Độ tuổi: trẻ từ độ tuổi 2 đến 12, nhất là những trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị
- Tiếp xúc, sống chung, sinh hoạt tập thể chung với người bệnh hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh
- Người có hệ miễn dịch yếu.
Chẩn đoán bệnh quai bị
Chẩn đoán quai bị thường dựa vào triệu chứng lâm sàng, trong một số trường hợp cần thiết có thể làm một số xét nghiệm phân biệt:
- Xét nghiệm công thức máu: Lympho tăng, bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
- Tốc độ lắng máu: Ở mức bình thường. Nếu tổn thương tụy tạng và tinh hoàn, tốc độ lắng máu sẽ tăng.
- Amylase/máu: Tăng nhẹ hoặc vừa có kèm viêm tụy nếu tăng cao.
- Lipase/máu: Tăng khi viêm tụy.
- Dịch não tủy: Áp dụng đối với những trường hợp viêm màng não siêu vi.
Phòng bệnh quai bị
Tiêm vacxin: Tiêm vacxin là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị. Tất cả các đối tượng từ trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa có miễn dịch cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh quai bị.
Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh:
- Thường xuyên rèn luyện thể lực, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc với các dung dịch kháng khuẩn lành tính khác;
- Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thông thoáng khí, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng cá nhân;
Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sau tiếp xúc nên rửa tay với xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; - Mang khẩu trang khi tiếp xúc ở nơi đông người, những khu vực có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện
Điều trị bệnh quai bị như thế nào?
Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ là điều trị triệu chứng. Khi phát hiện bệnh, nên cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày. Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể được cách ly và điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của các cơ sở y tế. Trong thời gian cách ly, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang. Đồ dùng cá nhân của người bệnh và dụng cụ y tế có liên quan cần phải được khử khuẩn bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác. Sau khi hết thời gian cách ly, các dụng cụ cá nhân của người bệnh và buồng bệnh cần được khử khuẩn lần cuối để tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Trong quá trình điều trị, cần lưu ý:
- Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý,
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những món được chế biến mềm, lỏng, chia nhỏ các bữa trong ngày. Không nên ăn thịt gà, đồ cay nóng,… vì có thể khiến niêm mạc họng bị kích ứng. Bổ sung khoáng chất, vitamin qua rau xanh.
- Tích cực uống nhiều nước, không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì sẽ kích thích niêm mạc hầu họng
- Chườm lạnh vùng sưng tuyến nước bọt để giảm đau
- Hạ sốt bằng cách chườm ấm hoặc dùng thuốc paracetamol. Mặc dù đây không phải là thuốc kê đơn nhưng bệnh nhân cần dùng thuốc theo hướng dẫn với liều lượng hợp lý để tránh nguy cơ bị ngộ độc paracetamol
- Giữ vệ sinh vòm họng bằng cách súc miệng hàng ngày với nước ấm và nước muối pha loãng
- Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, không gian sống, tận dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời
- Trong trường hợp viêm tinh hoàn, người bệnh cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, dùng thêm corticoid liều cao ngay từ đầu, Prednisolon 60mg/ ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh quai bị
Kết luận
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Để phòng tránh bệnh quai bị, mỗi người cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Hãy nâng cao ý thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.