Tổn thương gan tiến triển, có nghĩa là theo thời gian (không được chẩn đoán hoặc điều trị thành công), nó có thể dẫn đến xơ gan hoặc bệnh gan giai đoạn cuối (End-Stage Liver Disease – ESLD). ESLD còn được gọi là suy gan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cùng chúng ta tìm hiểu về bệnh suy gan giai đoạn cuối.
Suy gan giai đoạn cuối là gì?
Bệnh gan giai đoạn cuối còn được gọi là suy gan mạn tính, đề cập đến những tổn thương không thể phục hồi đối với gan và cách thức hoạt động của gan. Suy gan mạn tính có thể mất vài tháng hoặc vài năm để phát triển. Sự suy giảm chức năng gan chậm cùng với sẹo nghiêm trọng của gan, được gọi là xơ gan, là điều cuối cùng dẫn đến suy gan.
Hình ảnh suy gan
Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy gan giai đoạn cuối
Nguyên nhân suy gan giai đoạn cuối là:
- Viêm gan virus B và D: Viêm gan B khiến gan sưng lên và không thể hoạt động như bình thường. Khi có viêm virus B có thể gây đồng nhiễm virus viêm gan D.
- Viêm gan C: Viêm gan C về lâu dài sẽ dẫn đến xơ gan.
- Uống rượu bia trong thời gian dài.
- Hemochromatosis: Đây là rối loạn khiến cơ thể hấp thụ và tích tụ quá nhiều sắt, gây xơ gan
Một số nguyên nhân khác:
- Viêm gan virus A, E.
- Viêm gan tự miễn.
- Xơ gan.
- Bệnh Wilson.
- Thiếu Alpha-1 Antitrypsin.
- Ung thư gan.
- U tuyến gan.
- Bệnh gan nhiễm mỡ.
- Hội chứng Alagille.
- Viêm đường mật nguyên phát (PBC).
- Galactosemia.
- Thiếu hụt lysosomal acid lipase (LAL-D).
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh suy gan giai đoạn cuối
Suy gan giai đoạn cuối là một tình trạng cần cấp cứu y khoa và bệnh nhân nên đi cấp cứu ngay nếu như có các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Khó chịu ở hạ sườn phải
- Lú lẫn
- Mệt mỏi
- Có dịch trong ổ bụng
- Nôn ra máu
Khó chịu ở hạ sườn phải là một trong những triệu chứng ở viêm gan
Bệnh gan mạn diễn tiến chậm hơn cấp. Ban đầu, bệnh nhân có thể không cảm nhận được các triệu chứng.
Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bắt đầu có các triệu chứng sớm như:
- Mệt mỏi
- Cảm giác yếu trong người
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Nôn
- Đau bụng
Các bệnh nhân ở các giai đoạn sau của bệnh gan có thể có các triệu chứng:
- Vàng da
- Lú lẫn
- Dễ bị bầm hoặc chảy máu
- Phù ở chân hoặc bụng
- Nước tiểu sẫm màu
- Ngứa
- Nôn ra máu
Đối tượng dễ mắc bệnh suy gan giai đoạn cuối
Một số đối tượng dễ mắc suy gan giai đoạn cuối như:
- Người mắc bệnh viêm gan virus B và D.
- Người mắc bệnh viêm gan C.
- Người Uống rượu bia trong thời gian dài.
Phòng ngừa tiến triển bệnh suy gan giai đoạn cuối
Một số giải pháp hữu ích có thể kể đến như:
- Theo dõi và điều trị viêm gan virus B khi có chỉ định.
- Ngăn ngừa nhiễm viêm gan virus C: Việc ngăn ngừa viêm gan C hiệu quả cũng là cách để hạn chế nguy cơ suy gan. Một số giải pháp cơ bản gồm: quan hệ tình dục an toàn, tránh dùng chung kim tiêm, dụng cụ xăm mình… Trong trường hợp được chẩn đoán mắc viêm gan virus C, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho cơ quan.
- Ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease – NAFLD): Đây là giải pháp để điều trị yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì… hạn chế tối đa tình trạng suy gan.
- Sử dụng thuốc điều trị, thực phẩm chức năng cho gan theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng để hạn chế các vấn đề không mong muốn, đặc biệt là tình trạng suy gan cấp tính.
- Xây dựng chế độ ăn có lợi cho gan, gồm các thực phẩm sau: yến mạch, trà xanh, tỏi, các loại quả mọng, bưởi, cà phê…
- Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ phù hợp để tăng cường sức mạnh cho gan và sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế uống rượu bia: Mặc dù rượu bia ở mức độ vừa phải không có khả năng dẫn đến suy gan nhưng bác sĩ khuyên nên tránh hoàn toàn những chất kích thích này, đặc biệt là người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến gan.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về suy gan giai đoạn cuối.