Axit folic (vitamin B9) là một loại vitamin vô cùng thiết yếu với cơ thể con người. Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng của loại vitamin này, các bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết dưới đây.
Vitamin B9 là gì?
Vitamin B9 hay còn biết đến là folate hay axit folic. Đây là một loại vitamin thuộc nhóm B và có thể tan trong nước. Folate trước đó được gọi là folacin – là một thuật ngữ dùng chung cho cả folate thực phẩm tự nhiên và axit folic.
Tuy nhiên, Folate là thuật ngữ để biểu thị một chất có trong thực phẩm tự nhiên, còn axit folic là thuộc dạng tổng hợp khá thông dụng trong các loại thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường.
Cơ thể chúng ta không dự trữ vitamin B9, cho nên có thể gây ra tình trạng thiếu hụt chất này đi kèm với một số vấn đề như ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và đau nhức cơ thể,…Vì thế, nếu bổ sung acid folic đầy đủ qua chế độ ăn uống hàng ngày thì sẽ giúp cơ thể giải quyết tốt những tình trạng này.
Vitamin B9 là một vi chất quan trọng, cần thiết đối với sức khoẻ
Vitamin B9 có tác dụng gì?
Đối với người lớn
- Vitamin B9 có thể hạn chế những thay đổi, đột biến của DNA, hỗ trợ phòng ngừa ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung,…
- Hơn nữa, Axit folic giúp giảm nguy giúp giảm nguy cơ cơ mắc bệnh , viêm loét đại tràng, nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực.
- Thiếu axit folic có thể bị suy giảm hồng cầu, gây thiếu máu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó thở, chán ăn,…
Đối với phụ nữ mang thai
- Theo Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương thuộc Khoa sản phụ khoa cho biết, nhu cầu acid folic của phụ nữ mang thai lớn hơn gấp 1,5 lần so với người bình thường.
- Axit folic còn có thể giúp giảm tỷ lệ sẩy thai, sinh non hoặc khiến còn bị nhẹ cân,…
- Việc thiếu acid folic trong quá trình mang thai có nguy cơ cao gây khuyết tật ống thần kinh, khiến thai nhi bị dị tật. Do đó cần bổ thành bổ sung vitamin B9 trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.
Đối với trẻ em
- Đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vitamin B9 có vai trò quan trọng trong vấn đề hình thành và phát triển chức năng não bộ một cách toàn diện.
- Ngoài ra, axit folic tác dụng phòng chống bệnh trầm cảm, tự kỷ ở trẻ nhỏ.
: Vitamin B2 là gì? Vitamin B2 có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?
Bổ sung đầy đủ vitamin B9 mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Hướng dẫn cách dùng vitamin B9
Liều dùng Vitamin B9
Liều lượng dùng Vitamin B9 của mỗi người là không giống nhau. Điều đó sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe để bác sĩ có thể tiến hành kê đơn sao cho hợp lý.
Theo kiến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), liều dùng vitamin B9 trung bình mỗi ngày ít nhất là 400 mcg. Còn với phụ nữ mang thai và cho con bú thì có nhu cầu lớn hơn nên cần khoảng 500 – 600 mcg/ngày.
Cách uống Vitamin B9 an toàn và hiệu quả
Thời điểm tốt nhất để tiến hành bổ sung vitamin B9 là khoảng thời gian nghỉ giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, mọi người nên hạn chế uống trà, cà phê hay rượu bia để tránh gây cản trở tới quá trình hấp thụ acid folic của cơ thể.
Đối với phụ nữ, nên sử dụng Vitamin B9 sau khi ăn khoảng 30 phút với nhiều nước, hoặc cách 2 giờ buổi tối trước khi đi ngủ.
Chúng ta có thể bổ sung vitamin B9 thông qua đường ăn uống
Tác dụng phụ của vitamin B9
Hầu như việc bổ sung vitamin B9 sẽ rất an toàn khi sử dụng đúng liều lượng mỗi ngày. Rất hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một vài trường hợp có thể xảy ra với các biểu hiện như:
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy;
- Chán ăn, không có cảm giác ngon miệng;
- Phát phù ở một số bộ phận như mặt, môi, lưỡi…;
- Tức ngực;
- Đau bụng;
- Đau họng;
- Da bị phát ban, sưng đỏ, bong tróc da, phồng rộp…;
- Hay cáu gắt và khó chịu;
Trường hợp tự ý thay đổi liều liều lượng gây dư thừa vitamin B9 có thể tạo ra một số trường hợp nghiêm trọng hơn như:
- Có nguy cơ cao gây nên sự tổn thương cho não và thần kinh.
- Có nguy cơ cao đánh mất chức năng não bộ.
- Phụ nữ mang thai dư thừa vitamin B9 có thể xảy ra tình trạng kháng insulin.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mua nếu bị dư thừa vitamin B9 sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của não bộ.
- Với các trường hợp bị rồi là co giật, khi hấp thụ vitamin B9 sai cách rất dễ khiến cho cơn co giật sẽ càng tệ hơn.
- Tăng nguy cơ tái phát ung thư cao hơn.
Khi đã hiểu rõ được ích lợi của vitamin B9 cho cơ thể thì mọi người cũng không nên lạm dụng vượt quá liều lượng kiến nghị hàng ngày. Điển hình về một số tác động xấu của việc dư thừa axit folic cho cơ thể như gây tăng trưởng quá nhanh ở các tế bào mới có thể dẫn đến thoái hóa tủy sống, hoặc với người đang có khối u thì sẽ làm cho khối u đó dần phát triển nhanh hơn.
Giải pháp đơn giản nhất nếu khi cơ thể chúng ta hấp thụ một lượng vitamin B9 quá lớn, thì nên uống thêm thật nhiều nước để đẩy nhanh quá trình đào thải hàm lượng dư thừa ra ngoài qua đường nước tiểu.
Gợi ý các thực phẩm chứa nhiều vitamin B9
Theo Bác sĩ Thanh Bình, một số loại rau như rau bina, khoai tây, rau súp lơ xanh, măng tây và những loại trái cây như bơ, cam, bưởi,… đều có thể cung cấp lượng lớn vitamin B9.
Chưa kể, lòng đỏ trứng, thịt gà, gan, ngũ cốc nguyên cũng đều có chứa axit folic để cơ thể hấp thu.
Đặc biệt, sữa bột được xem là nguồn bổ sung dồi dào vitamin B9 và các loại dưỡng chất thiết yếu khác như canxi và protein nên rất tốt cho cả mẹ và bé khi dùng.
Vitamin B9 có nhiều trong thực phẩm tự nhiên
Một số lưu ý khi sử dụng vitamin B9
Trung bình, người lớn cần khoảng 400 mcg vitamin B9/ngày, trẻ em cần khoảng 65 mcg đến 300 vitamin B9/ngày (tùy vào từng độ tuổi), phụ nữ có thai cần khoảng 600 mcg còn các mẹ đang có con nhỏ bú sẽ cần khoảng cần 500 mcg/ngày.
Hãy luôn nhớ rằng, việc dư thừa vitamin B9 có thể dẫn đến ngộ độc, nổi mề đay, phát ban, ngứa, thoái hoá tuỷ sống. Giải pháp đơn giản nhất đó chính là phải uống thật nhiều nước để đẩy nhanh quá trình đào thải lượng axit thừa ra khỏi cơ thể.
Nên chú ý thêm về các chỉ định đề xuất sử dụng vitamin B9 của bác sĩ.
Axit folic có thể bị mất đi nếu không biết cách chế biến. Vậy nên, chúng ta nên uống sữa bột để đảm bảo đủ lượng axit folic hấp thụ vào cơ thể.
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về vitamin B9. Qua đó hy vọng tất cả mọi người có thể rút ra được những kinh nghiệm về tác dụng cũng như cách dùng của chúng. Từ đó tiến hành bổ sung một cách đầy đủ để bảo vệ an toàn sức khỏe cho chính bản thân mình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Vitamin K là gì? Công dụng của vitamin K và các thực phẩm bổ sung
- Vitamin B5 là gì? Vitamin b5 có tác dụng gì và cách dùng như thế nào?
- Vitamin B3 là gì? Lợi ích & cách sử dụng vitamin B3 tốt cho sức khỏe
- Vitamin B7 là gì? Tác dụng, cách dùng & tác dụng phụ nếu dùng quá liều
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.