Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe và biết đến vitamin B6, nhưng bạn có thực sự hiểu chúng là gì không? Vitamin B6 có những ích lợi gì đối với sức khỏe. Hãy cùng Pharmacity khám phá ngày thôi nào.
Vitamin B6 là gì?
Vitamin B6 hay pyridoxine là là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B (Vitamin B-complex). Tương tự như những loại vitamin khác, vitamin B6 cũng đóng một vai trò vô cùng quan vào các chức năng khác nhau trong cơ thể. Chúng có tác dụng cải thiện chức năng hệ thần kinh, trao đổi chất, chức năng gan, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, và cực tốt cho móng, tóc và da của bạn.
Vitamin B6 hay pyridoxine là là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B
Vitamin B6 có tác dụng gì?
Đối với người lớn
- Vitamin B6 có thể duy trì sự ổn định đường huyết, bảo vệ sức khỏe cho cơ thể.
- Làm giảm cholesterol, phòng chống căn bệnh xơ vữa động mạch, hay sỏi thận.
Đối với trẻ em
- Hỗ trợ nâng cao tác dụng của vitamin C nhất là ở trẻ nhỏ, nhờ đó giúp cho hoạt động của hệ miễn dịch càng thêm hiệu quả.
- Chưa kể, vitamin B6 cũng mang đến ích lợi lớn cho hệ thần kinh và não bộ, qua đó giúp cho cơ thể của trẻ được phát triển một cách toàn diện.
Đối với phụ nữ mang thai
- Vitamin B6 đóng một vai trò rất lớn trong cơ thể trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo và carbohydrate. Điều này mang đến ích lợi không nhỏ cho phụ nữ mang thai.
- Khi bị thiếu hụt vitamin B6, các sản phục sẽ có nguy cơ mắc phải một số vấn đề như mệt mỏi, stress hoặc khó ngủ,…
- Không chỉ sở hữu những công dụng đó, vitamin B6 cũng mang lại một số tác dụng lên da như hỗ trợ điều tiết bã nhờn trên da, nên khi thiếu vitamin B6, da sẽ rất dễ mắc phải bệnh viêm da tiết bã (Eczema).
: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Vitamin B6 mang đến nhiều lợi lợi ích cho sức khỏe con người
Hướng dẫn cách dùng vitamin B6
Liều dùng vitamin B6
Hàm lượng vitamin B6 mà cơ thể cần hấp thụ sẽ dựa theo yếu tố độ tuổi, giới tính hay trường hợp đặc biệt như phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Theo đó, sau đây là lượng vitamin B6 tham khảo sử dụng mỗi ngày như sau:
- Trẻ sơ sinh 0-6 tháng: 0,1 mg
- Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 0,3 mg
- Trẻ em 1-3 tuổi: 0,5 mg
- Trẻ em 4-8 tuổi: 0,6 mg
- Trẻ em 9-13 tuổi: 1 mg
- Nam 14-50 tuổi: 1,3 mg
- Nam giới trên 50 tuổi: 1,7 mg
- Nữ 14-18 tuổi: 1,2 mg
- Nữ từ 19-50 tuổi: 1,3 đến 1,7 mg
- Phụ nữ trên 50 tuổi: 1,5 mg
- Phụ nữ có thai: 1,9 mg
- Phụ nữ cho con bú: 2 mg
Cách uống vitamin B6 an toàn và hiệu quả
Vitamin B6 thông thường có thể bổ sung qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu như mọi người có nhu cầu cung cấp thêm vitamin B6 từ bên ngoài thì nên nhờ các bác sĩ hoặc những người có chuyên môn tư vấn kỹ lưỡng trước khi dùng.
Tính đến nay, vẫn chưa có khuyến cáo nào chỉ định việc bổ sung vitamin B6 thông qua đường uống. Vậy nên, mọi người có thể sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin này trước hoặc sau khi ăn bất cứ lúc nào cũng được. Liệu trình sử dụng sẽ còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của từng cơ thể, vậy nên hãy cân nhắc theo những lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng.
Việc sử dụng vitamin B6 cần đúng liều lượng
Tác dụng phụ của vitamin B6
Nếu sử dụng vitamin B6 với liều cao kéo dài thì sẽ rất dễ gây tổn thương tới hệ thần kinh trong cơ thể.
Đồng thời, việc sử dụng vitamin B6 liều cao có thể gặp nguy cơ tê bì tay chân, gây mất cảm giác. Thường thì những vấn đề này có thể tự biến mất theo thời gian khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Thế nhưng vẫn sẽ có một số biến chứng nhất định.
Cho nên , các bà mẹ mang thai thì cần lưu ý tuyệt đối không được lạm dụng vitamin B6 để tránh tạo tác động xấu tới sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.
Gợi ý các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6
Theo thông tin từ Báo Sức khoẻ và Đời sống, các loại thực phẩm như chuối, đậu nành, đậu đỏ, ngũ cốc nguyên cám,…có thể cung cấp một lượng lớn vitamin B6 để cơ thể hấp thụ hàng ngày.
Bên cạnh đó, thịt bò hay thịt gà tương tự cũng là một nguồn vitamin B6 cực tốt cho cơ thể. Chưa kể, trong sữa bột cũng rất dồi dào vitamin B6 giúp bổ sung cho cơ thể.
Vitamin B6 thường có thể tan trong nước. Do đó, nếu bạn chế biến ở nhiệt độ cao thì dưỡng chất bên trong dễ bị thay đổi.
Có nhiều loại thực phẩm chứa vitamin B6
Một số lưu ý khi sử dụng vitamin B6
Có thể thấy, Vitamin B6 đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào thì chúng ta cũng không nên tự ý sử dụng vitamin B6 khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Nên ưu tiên sử dụng các loại sữa bột để không chỉ giúp bổ sung vitamin B6 mà còn rất nhiều dưỡng chất khác. Qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng từ nhà sản xuất, hầu như khi sử dụng mọi người sẽ không phải lo lắng về việc bị dư thừa hay thiếu chất cho cơ thể.
- Vitamin B6 chỉ có thể bảo quản ở khu vực thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mức nhiệt độ để bảo quản lý tưởng nhất dưới 25 độ C.
- Nếu như bạn đã sử dụng vitamin B6 liều cao > 2 g/ngày kéo dài > 30 ngày, thì hãy ngưng sử dụng lại ngay và theo dõi tình trạng sức khỏe. Thời gian tối đa có thể ngưng sử dụng vitamin B6 lên tới 6 tháng.
- Nếu trường hợp bạn quên liều dùng thì hãy dùng ngay sau khi mình nhớ ra. Còn nếu như thời gian đã sát tới liều dùng kế tiếp thì nên hãy bỏ dùng liều trước đó và uống liều kế tiếp theo đúng lịch trình.
- Nên ưu tiên dùng các sản phẩm bổ sung vitamin B6 từ các nhãn hàng uy tín, đảm bảo chất lượng tránh gây hại tới sức khỏe người dùng.
Qua những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Hy vọng, chúng sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về vitamin B6, cũng như có thể tiến hành bổ sung vitamin này một cách đầy đủ để mang lại cho cơ thể một sức khỏe tuyệt vời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Vitamin B1 là gì? Công dụng của vitamin b1 & hướng dẫn cách dùng chính xác
- Vitamin B12: Khái niệm, công dụng & cách dùng đúng
- Vitamin B2 là gì? Vitamin B2 có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?
- Vitamin A là gì? Lợi ích & cách sử dụng vitamin A tốt cho sức khỏe
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.