Vitamin B12 là vi chất rất quan trọng góp phần trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu và chức năng của não bộ. Vậy vitamin B12 là gì? Chúng có những vai trò gì trong cơ thể? Làm thế nào để bổ sung vitamin B12 thật hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay thôi nào.
Vitamin B12 là gì?
Vitamin B12 (cobalamin) là chất có thể tan trong nước, góp phần quan cho sự hình thành các tế bào hồng cầu, chức năng thần kinh, chuyển hóa tế bào và sản xuất ADN. Được biết, có thể sẽ tiến hành lưu trữ vitamin B12 tới vài năm nên việc bị thiếu hụt vitamin B12 là rất hiếm khi xảy ra.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe
Vitamin B12 có tác dụng gì?
Hỗ trợ tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu
Vitamin B12 có khả năng giảm nguy cơ bị thiếu máu, chống lại sự mệt mỏi, kiệt sức. Vitamin B12 góp phần vào quá trình tuần hoàn máu tới khắp nơi trong cơ thể.
Những ai có nồng độ vitamin B12 thấp rất dễ mắc phải chứng rối loạn hồng cầu, khiến chúng sẽ trở nên lớn hơn, gây cản trở trong việc di chuyển để cung cấp oxy tới mọi cơ quan trong cơ thể.
: Thức ăn cho người thiếu máu
Bổ sung đủ vitamin B12 giúp phòng ngừa thiếu máu
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Người thiếu vitamin B12 thường hay có nồng độ axit amin homocysteine trong máu tăng mạnh, từ đó có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Qua các nghiên cứu cho thấy, vitamin B12 có tác dụng hạn chế nồng độ homocysteine giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim hiệu quả.
Giúp xương chắc khỏe
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, hầu hết những người bị loãng xương nhất là phụ nữ, qua kiểm tra đều thấy bị thiếu hụt vitamin B12. Từ đó dẫn đến mất độ khoáng trong xương, khiến xương dễ giòn hơn và có nguy cơ cao mắc phải bệnh loãng xương.
: Bệnh loãng xương và cách phòng ngừa ở đối tượng trẻ tuổi
Bảo vệ sức khỏe xương khớp khi bổ sung vitamin B12
Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Vitamin B12 có tác dụng tăng cường thị lực và phòng chống homocysteine – một loại axit amin trong máu là tác nhân thường gây thoái hóa điểm vàng ở người già.
Có lợi cho quá trình phát triển của thai nhi
Vitamin B12 là một dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự thúc đẩy và phát triển của thai nhi. Vitamin B12 hỗ trợ cho hệ thần kinh của thai nhi được thông thường một cách toàn diện, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Nếu như nồng độ vitamin B12 của người mẹ mang thai ít hơn 250mg/dL có khả năng cao sẽ bị sinh non.
Vitamin B12 giúp thai nhi phát triển tốt hơn
Hỗ trợ tăng cường năng lượng
Vitamin B12 hỗ trợ trong việc chuyển hóa những carbohydrate trong các loại thức ăn thành đường để bổ sung cho cơ thể. Từ đó, giúp cho cơ thể nhận được đầy đủ năng lượng hoạt động hàng ngày.
Hỗ trợ não bộ hoạt động bình thường
Thiếu vitamin B12 rất dễ ảnh hưởng tới trí nhớ, nhất là ở người cao tuổi. Vitamin B12 có chức năng hạn chế tình trạng teo não, nghĩa là nếu mất đi các tế bào thần kinh thì có khả năng mắc chứng mất trí nhớ, hay bị suy giảm trí tuệ.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đầy đủ vitamin B12 có thể giúp cải thiện não bộ một cách hiệu quả.
Giúp não bộ hoạt động tốt hơn khi bổ sung vitamin B12
Phòng ngừa và điều trị trầm cảm
Vitamin B12 còn có thể tổng hợp và chuyển hóa serotonin – một chất rất quan trọng trong việc ổn định tâm trạng của con người. Thế nên, nếu như bị thiếu vitamin B12 sẽ kéo theo serotonin, bị giảm xuống và khiến cho tâm trạng bị chán nản.
Trong 1 nghiên cứu ở các đối tượng bị trầm cảm có lượng vitamin B12 cực thấp chỉ ra rằng, khi họ được dùng thuốc chống trầm cảm và vitamin B12 đã có thể cải thiện chứng trầm cảm tốt hơn so với những đối tượng chỉ điều trị với thuốc chống trầm cảm.
Hướng dẫn cách dùng vitamin B12
Liều dùng vitamin B12
Dựa theo yếu tố tuổi tác, điều kiện sức khỏe thói quen ăn uống và loại thuốc đang dùng mà mỗi người sẽ có liều lượng bổ sung vitamin B12 khác nhau. Sau đây là một số tham khảo từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC).
Theo đó:
- Trẻ sơ sinh cho tới 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 1,8 mcg
- Từ 14-18 tuổi và người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg/ngày với trường hợp có thai và 2,8 mcg/ngày khi có con nhỏ bú).
Cách uống vitamin B12 an toàn và hiệu quả
Vitamin B12 thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm, nên khi hấp thụ chúng cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ lượng vitamin B12 mỗi ngày.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12 như các đối tượng ăn chay trường, người gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12,… với những trường hợp này thì cách tốt nhất là nên bổ sung vitamin B12 qua đường uống, tiêm cho những ai bị thiếu hụt nghiêm trọng và khi nhận được chỉ định từ bác sĩ.
Tác dụng phụ của vitamin B12
Nếu như sử dụng đúng liều lượng, vitamin B12 sẽ rất an toàn cho cơ thể. Theo đó, lượng vitamin B12 dành cho người lớn mỗi ngày là 2,4 microgam, nếu bị vượt quá đôi chút thì lượng dư thừa sẽ bị đào thải bằng đường nước tiểu.
Tuy nhiên, với những trường hợp sử dụng Vitamin B12 liều cực cao thì vẫn sẽ gây nên một số tác dụng phụ thường thấy như:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Nôn
Việc bổ sung đủ liều lượng vitamin B12 sẽ tránh gây tác dụng phụ
Gợi ý các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12
Nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào nhất chính là từ gan của các động vật như thịt bò, thịt heo,… một số thực phẩm như cá, thịt gia cầm, thịt heo cũng có khá nhiều vitamin B12.
Ngoài ra, trong trứng, ngũ cốc hay hải sản,…cũng có thể cung cấp một lượng vừa phải cho cơ thể.
Còn riêng với trẻ em, chúng thường sẽ khó khăn trong việc hấp thụ các thực phẩm trên. Do đó, sữa công thức chính là giải pháp giúp cung cấp không chỉ vitamin B12 và còn rất nhiều chất dưỡng chất khác. Ngoài ra, người lớn cũng có thể dùng tốt các loại sữa bột này.
Có nhiều loại thực phẩm chứa vitamin B12
Một số lưu ý khi sử dụng vitamin B12
- Những người thường thiếu vitamin B12 gồm: người ăn chay, người bị viêm đường tiêu hóa, người cao tuổi, cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non.
- Người mắc bệnh ung thư tuyệt đối hay không được sử dụng vitamin B12 hoặc những người bị dị ứng với vitamin B12.
- Mọi người nên chú ý về quá trình chế biến các thực phẩm tránh ở nhiệt độ quá cao vì sẽ khiến chúng bị biến đổi, làm mất đi các dưỡng chất có bên trong.
- Dùng vitamin B12 dưới dạng thuốc dẫn đến một số phản ứng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau khớp… vì thế, tốt nhất là vẫn nên bổ sung vitamin B12 qua đường uống, trừ khi được chỉ định từ bác sĩ.
Qua đó, ta có thể thấy được vitamin B12 có tầm quan trọng của rất lớn đối với cơ thể con người. Chính vì thế, mọi người hãy chú ý để bổ sung thật đầy đủ nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Vitamin E và những công dụng bất ngờ không phải ai cũng biết
- Vitamin C là gì? Lợi ích & tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách
- Vitamin A là gì? Lợi ích & cách sử dụng vitamin A tốt cho sức khỏe
- Vitamin B1 là gì? Công dụng của vitamin b1 & hướng dẫn cách dùng chính xác
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.