More
    HomeSống KhỏeViêm phổi và viêm phế quản có giống nhau hay không

    Viêm phổi và viêm phế quản có giống nhau hay không

    - Advertisement -spot_img


    Viêm phổi và viêm phế quản có giống nhau hay không? Hai bệnh về đường hô hấp này khá giống nhau về triệu chứng nên dễ gây nhầm lẫn và ảnh hưởng khó khăn đến việc điều trị. Các thông tin bên dưới sẽ giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi đã nêu.

    Viêm phổi là gì?

    Viêm phổi

    Viêm phổi (Pneumonia) là một bệnh nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi.

    Viêm phế quản là gì?

    Viêm phế quản

    Viêm phế quản (Bronchitis) là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, nơi không khí được lưu thông vào trong phổi và từ phổi ra bên ngoài. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất nhầy đặc, có thể bị đổi màu. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

    Các đặc điểm phân biệt

    Cấu tạo phổi

    Theo định nghĩa Viêm phổiViêm phế quản chúng ta có thể xác định mối quan hệ cơ bản giữa bệnh và vị trí bệnh:

      • Viêm phổi – Phần hô hấp: Phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận
      • Viêm phế quản – Phần dẫn khí: Phế quản, tiểu phế quản

    Dưới đây là một số đặc điểm giúp phân biệt viêm phế quản và viêm phổi:

      • Vị Trí Bệnh Lý: Viêm phế quản tập trung ở ống dẫn khí, trong khi viêm phổi ảnh hưởng đến phế nang và các tổ chức liên kết xung quanh.
      • Triệu Chứng Khởi Phát: Viêm phế quản thường bắt đầu với ho và đờm, còn viêm phổi kèm theo sốt cao, đau ngực, và khó thở tăng dần.
      • Nguyên Nhân: Mặc dù cả hai có thể do nhiễm virus và vi khuẩn, viêm phổi có nguy cơ cao từ nấm và các tác nhân vật lý hóa học, cũng như viêm phổi do hít phải.
      • Điều Trị: Cả hai tình trạng đều yêu cầu chăm sóc hỗ trợ và có thể cần đến thuốc kháng sinh hoặc kháng virus, nhưng viêm phổi thường đòi hỏi một kế hoạch điều trị nghiêm ngặt hơn do mức độ nghiêm trọng hơn.
    Xem thêm  Ăn nem chua có tốt không? Ai không nên ăn nem chua?

    Đi sâu vào tìm hiểu, những đặc điểm sau có thể giúp phân biệt Viêm phổi và Viêm phế quản như sau:

     

     

     

    Viêm phổi

    Viêm phế quản

     

    Nguyên nhân

     

    • Virus cúm A, H5N1, H1N1, H3N2,…
    • Vi khuẩn (Phế cầu, liên cầu, M. catarrhalis, H. influenzae, S. aureus, E. coli, …)
    • Nấm Candida, Aspergillus fumigatus, …
    • Các tác nhân vật lý, hóa học (khí độc), tác nhân dị ứng (phấn hoa, …)
    • Viêm phổi do hít phải (aspiration pneumonitis) là do hít phải các thành phần trào ngược từ dạ dày trong lúc ngủ hoặc hôn mê
    • Virus (Adenovirus, Parainfluenzae virus, Respiratory virus, …)
    • Vi khuẩn (Phế cầu, liên cầu, M. catarrhalis, H. influenzae, …)
    • Sau khi mắc các bệnh: cúm, sởi, ho gà
    • Hít phải khí độc: clo, amoniac, dung môi công nghiệp, khói thuốc lá (Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm phế quản mạn tính)

     

     

    Triệu chứng

     

    • Khởi phát: Sốt cao đột ngột 39-40 độ hoặc sốt vừa, tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu
    • Ban đầu ho khó khạc đờm, sau đó khạc ra nhiều đờm mủ xanh, vàng
    • Đau ngực khu trú ở một vùng nhất định, đau tăng lên khi ho
    • Khó thở nhẹ hoặc vừa, khó thở có xu hướng ngày càng tăng

     

     

    Viêm phế quản cấp tính:

    • Khởi đầu: Viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, ho khan, bỏng rát vùng họng
    • Khi viêm lan xuống đường hô hấp dưới là thời kỳ toàn phát với các triệu chứng kéo dài có thể từ 7-10 ngày: Sốt cao 39-40 độ, mệt mỏi, nhức đầu, kém ăn kèm cảm giác bỏng rát sau xương ức, ho khan từng cơn những ngày đầu, các ngày tiếp theo ho đờm, đờm nhầy có mủ xanh hoặc vàng, khó thở nhẹ. Cảm giác bỏng rát sau xương ức từ ngày thứ 5 trở đi có thể giảm dần và mất hẳn

    Viêm phế quản mạn tính:

    Bệnh thường xảy ra ở người > 50 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, Bệnh đặc trưng bởi ho và khạc đờm, khó thở tùy mức độ bệnh. Bệnh tiến triển từ từ, sau nặng dần, có thể xuất hiện các đợt cấp và biến chứng

     

    Điều trị

     

    • Thuốc điều trị triệu chứng: Giảm đau, hạ sốt, loãng đờm
    • Thuốc kháng sinh, kháng virus
    • Chế độ chăm sóc, nâng đỡ thể trạng
     

    Viêm phế quản cấp tính:

    • Thuốc điều trị triệu chứng: Giảm đau, hạ sốt, loãng đờm, thuốc giãn phế quản
    • Thuốc kháng sinh
    • Chế độ chăm sóc, nâng đỡ thể trạng

    Viêm phế quản mạn tính:

    • Các thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản
    • Chống viêm, chống phù nề
    • Thuốc loãng đờm
    • Nếu có bội nhiễm vi khuẩn: Thuốc kháng sinh
    Xem thêm  Tìm hiểu chi tiết về bệnh thoái hóa điểm vàng ở thể ướt

    Bảng so sánh trên phần nào đã giúp bạn hiểu biết thêm về nguyên nhân, dấu hiệu viêm phế quản, triệu chứng viêm phổi cùng hướng điều trị cơ bản.

    Chúng ta có thể bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc bị cả hai vị trí cùng lúc được gọi là viêm phế quản phổi (Tình trạng viêm khu trú từng mảng ở cả phế quản và phế nang, có thể ảnh hưởng sang các thùy phổi).

    Để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, cần thêm kết quả kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng từ Bác sĩ để bệnh không chuyển nặng, diễn tiến thành viêm phế quản phổi, hình thành áp xe phổi.

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp

    Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.



    Theo Pharmacity

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img