Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản, gây ra bởi virus, vi khuẩn và các tác nhân môi trường khác. Triệu chứng của viêm phế quản có thể khác nhau do nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đối với trường hợp viêm phế quản do nhiễm khuẩn, dấu hiệu đặc trưng là người bệnh khạc ra đờm màu xanh, vàng hoặc đục. Điều trị viêm phế quản do nhiễm khuẩn bằng cái cải thiện triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản do vi khuẩn là gì?
- Khởi đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, nghẹt mũi..
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi.
- Cảm giác đau họng hoặc bỏng rát sau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho
- Thường sốt trên 380C, nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn, đau mỏi lưng, đau ngực
- Khó thở, tức ngực
- Thở khò khè: Khi lòng phế quản hẹp lại do thành phế quản sưng viêm, phù nề sẽ tạo ra tiếng thở khò khè khi không khí đi qua khe hẹp
Dịch đờm có màu vàng, xanh hoặc đờm đục– dấu hiệu này giúp phân biệt với viêm phế quản do virus thì dịch đờm màu trắng trong.
Ho có đờm màu xanh, vàng hoặc đục là dấu hiệu đặc trưng của viêm phế quản do nhiễm khuẩn
Viêm phế quản do vi khuẩn được điều trị như thế nào?
Bác sĩ thăm khám đưa ra giải pháp điều trị nguyên nhân và triệu chứng:
Điều trị nguyên nhân
- Dùng kháng sinh:
- Ampicillin, Amoxicillin: dùng liều 3g/24 giờ
- Hoặc Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam: dùng liều 3g/24 giờ,
- Hoặc Cefuroxim 1,5 g/24 giờ
- Hoặc Macrolid: Azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày (Lưu ý: Không dùng thuốc kháng sinh nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO).
- Dùng kháng sinh:
Điều trị triệu chứng
- Sốt: dùng thuốc hạ sốt như paracetamol và ibuprofen khi nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên. Mặc quần áo thoáng mát, chườm ấm bằng khăn hạ sốt, uống bù điện giải, ăn thức ăn lỏng như súp, cháo….
- Ho: là một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ. Uống nhiều nước ấm, hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, nhiều dạ vị dễ kích thích và gây ho nhiều hơn.
- Đờm: sử dụng thuốc long đờm hoặc tan đờm: acetylcystein, bromhexin, carbocystein… uống đủ nước để đờm loãng và dễ khạc ra, súc họng bằng nước muối sinh lý.
- Sổ mũi, nghẹt mũi: dùng nước muối để vệ sinh khoang mũi. Tùy từng trường hợp có thể sử dụng thuốc chống sung huyết mũi, kháng histamin H1 theo chỉ định của bác sĩ.
- Các triệu chứng khác như mệt mỏi, uể oải…: tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin C, nước trái cây để tăng đề kháng.
Súc họng bằng nước muối giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm phế quản do vi khuẩn?
- Tránh tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm: khói độc hại, hóa chất…
- Tránh xa thuốc lá, các môi trường có nhiều khói thuốc lá
- Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm phế quản, nếu tiếp xúc phải mang khẩu trang
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý…, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm viên uống vitamin C, vitamin tổng hợp nếu cần thiết
- Tập luyện thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng: đi bộ, chạy bộ, bơi lội….
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, phòng ở gọn gàng.
Nguồn thức ăn chứa nhiều vitamin C-tăng sức đề kháng của cơ thể
Kết luận
Viêm phế quản do vi khuẩn là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là ho khạc ra đờm màu xanh vàng hoặc đục. Việc điều trị bao gồm sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp giảm triệu chứng như hạ sốt, giảm ho và vệ sinh cá nhân. Để phòng ngừa bệnh, cần tránh các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá và không khí ô nhiễm, duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống, cũng như bổ sung dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản do vi khuẩn và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.