Đau khớp ngón tay cái không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong lao động và sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Vậy nguyên nhân và triệu chứng là gì chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Viêm khớp ngón tay cái là tổng hợp tất cả các bệnh lý gây tổn thương viêm tại chỗ, gây bất tiện cho người bệnh. Bệnh có thể kèm theo đau, đôi khi cảm giác tê liệt ngón tay hoặc sưng phồng tại ổ khớp.
Viêm khớp ngón tay cái thường gặp ở các đối tượng có chấn thương, phải vận động mạnh và người cao tuổi. Ở thể trạng nhẹ, bệnh chưa có nhiều triệu chứng rõ rệt và thường không phân biệt được với các khớp ngón tay khác.
Quá trình tiến triển của bệnh cũng tùy vào thể trạng và độ tuổi sẽ có mức độ viêm khác nhau. Khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây nguy hiểm hoặc biến chứng không phục hồi sau này.
Triệu chứng
Viêm khớp ở ngón tay cái là tình trạng khi sụn nằm ở đầu của các xương hình thành khớp ngón tay cái bị mòn đi. Bệnh này có thể gây ra các cơn đau, sưng dữ dội đồng thời làm giảm sức mạnh và phạm vi chuyển động của tay, từ đó gây nên khó khăn khi thực hiện những nhiệm vụ đơn giản như vặn nắm cửa hoặc mở nắp lọ. Việc điều trị bệnh thường bao gồm kết hợp uống thuốc và nẹp. Viêm khớp ở ngón tay cái tình trạng nặng có thể phải cần đến phẫu thuật.
Đau là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của người bệnh. Cơn đau có thể xảy ra ngay tại gốc ngón tay cái khi bạn nắm, chụp bắt hay véo một vật nào đó và dùng lực ngón tay cái. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể kể đến như:
- Thấy sưng, cứng và đau ở gốc của ngón tay cái.
- Bị giảm sức mạnh khi véo hoặc nắm bất cứ một vật nào đó.
- Giảm phạm vi của chuyển động tay.
- Khớp tại gốc ngón tay cái to ra hoặc có thể nhìn thấy cục xương…
Nguyên nhân
Với một khớp ngón tay cái bình thường, sẽ có phần sụn trên các đầu của xương – hoạt động như một tấm đệm và cho phép hoạt động của các xương trượt trơn tru với nhau. Nhưng khi ngón tay cái rơi vào tình trạng viêm, sụn ở các đầu xương bị thoái hóa và bề mặt nhẵn của nó bị nhám. Các xương sau đó chà xát vào nhau, dẫn đến ma sát và tổn thương khớp ngón tay.
Dưới đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp tại ngón tay cái bao gồm:
- Ngón tay cái bị tổn thương, chấn thương mà không được điều trị cẩn thận. Điển hình là hệ quả từ bong gân, gãy xương ngón tay cái,..
- Do lão hóa, thường bắt đầu từ độ tuổi 40 trở lên.
- Do làm việc thường xuyên phải sử dụng ngón tay cái. Sự vận động của ngón tay quá mức sẽ dẫn tới đau nhức tại khớp.
Đối tượng nguy cơ
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp ngón tay cái bao gồm:
- Giới tính: theo thống kê, giới nữ bị nhiều hơn nam giới gấp 6 lần.
- Tuổi: Viêm khớp ngón tay cái thường xảy ra do quá trình lão hóa. Do đó nó thường phổ biến hơn ở người lớn trên 40 tuổi.
- Béo phì.
- Các bệnh di truyền: như lỏng dây chằng khớp và dị dạng khớp bẩm sinh.
- Chấn thương khớp ngón tay cái, chẳng hạn như gãy xương và bong gân.
- Các bệnh làm thay đổi cấu trúc chức năng bình thường của sụn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
- Các hoạt động và công việc cường độ cao cho khớp ngón tay cái. Chẳng hạn như đánh máy vi tính, bấm điện thoại, lái xe máy…
- Viêm khớp ở vùng khác như gối, háng hoặc khuỷu tay, làm tăng khả năng viêm khớp ngón tay cái.
Chẩn đoán
Thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh là quá trình song song và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và điều chắc chắn ở đây là, nếu chẩn đoán sai thì điều trị cũng không đúng hướng và ngược lại.
Bệnh nhân nên biết về quy trình chẩn đoán để cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết. Và các nhân viên y tế thì phải nắm rõ quy trình này, đặc biệt là không được bỏ sót bất kỳ triệu chứng bệnh cũng như chủ quan trong quá trình thăm khám.
Phương pháp chẩn đoán viêm khớp ngón tay cái được thực hiện theo quy trình sau:
Khám tại chỗ
Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám tại chỗ, bao gồm: Mức độ đau, tổn thương viêm ngoài da, độ sưng và ảnh hưởng các khớp khác. Lúc này bệnh nhân cũng nên trao đổi về các triệu chứng chính xác đang gặp phải, nếu được nên cung cấp thêm bệnh lý nền và các dòng thuốc đã/đang sử dụng.
Đánh giá phạm vi di chuyển
Dựa trên các biểu hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá khả năng/phạm vi di chuyển của khớp ngón tay cái qua các bài tập. Sau đó sẽ đánh giá bước đầu về mức độ thương tổn mô mềm.
Xét nghiệm
Thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính và nồng độ acid uric. Bác sĩ sẽ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng kém và có tiền sử bệnh lý trước đó. Nếu người bệnh bị huyết áp thấp và không thực hiện được các xét nghiệm này thì có thể chuyển sang chụp chiếu hình ảnh.
Hình ảnh
Đây là bước cuối cùng trong quá trình chẩn đoán và cũng được xem là tiêu chí có giá trị nhất để kết luận bệnh. Khi thực hiện chụp X – quang hoặc chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ thấy rõ vị trí và mức độ tổn thương. Sau đó kết hợp với các bước trên để tiến hành điều trị bệnh cụ thể.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng tránh bệnh bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Tập luyện vừa sức để giúp xương khớp dẻo dai, giảm bớt tình trạng đau cứng khớp, hỗ trợ lưu thông máu.
- Không để tay làm việc quá nhiều để tránh bệnh tái phát.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để giảm bớt tình trạng đau cứng khớp.
- Khi bị cứng khớp ngón tay có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng hoặc dùng gel kháng viêm để cải thiện tình trạng bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây tươi và tránh ăn các món nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Điều trị như thế nào?
Trong giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị thường liên quan đến sự kết hợp giữa các phương pháp không phẫu thuật. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn có thể cần thực hiện phẫu thuật. Dưới đây là 1 số phương pháp giúp điều trị bệnh để bạn có thể tham khảo:
Nẹp
Thanh nẹp sẽ giúp hỗ trợ khớp và hạn chế sự di chuyển của phần ngón cái và cổ tay. Bạn có thể chỉ cần đeo nẹp vào ban đêm hoặc đeo suốt cả ngày. Việc tiến hành nẹp có thể giúp:
- Giảm cơn đau.
- Giữ khớp ở vị trí thích hợp khi thực hiện động tác.
- Giữ cho khớp nghỉ ngơi.
Thuốc
Để giảm cơn đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng 1 số loại thuốc giảm đau theo từng trường hợp cụ thể.
Tiêm thuốc vào khớp
Nếu việc sử dụng thuốc giảm đau và nẹp không có hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành tiêm corticosteroid vào khớp ngón tay cái của bạn. Tiêm corticosteroid sẽ có tác dụng giúp giảm đau tạm thời và giảm viêm.
Phẫu thuật
Nếu bạn vẫn không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên hoặc nếu bạn chỉ có thể uốn cong và xoắn ngón tay cái, bác sĩ sẽ có thể khuyên bạn thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp cụ thể của mỗi bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật, bạn có thể cần thực hiện bó bột hoặc đeo nẹp ngón cái và cổ tay trong khoảng 6 tuần. Khi nẹp được lấy ra, bạn có thể cần áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để giúp lấy lại sức mạnh và độ linh hoạt của ngón tay cái.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về viêm khớp ngón tay cái.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.