Viêm dây thần kinh tiền đình là một rối loạn xảy ra ở tai trong làm người bệnh bị chóng mặt đột ngột, choáng váng, mất cân bằng và nôn. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Viêm dây thần kinh tiền đình qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Dây thần kinh tiền đình ở tai trong, có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não để giúp cơ thể giữ thăng bằng. Viêm dây thần kinh tiền đình gây ra những rối loạn về thăng bằng đặc trưng của tiểu não kèm theo triệu chứng về tai gọi là hội chứng ngoại biên sau mê nhĩ. Khi dây thần kinh này bị viêm, thông tin không thể truyền đến não đúng cách, khiến bạn cảm thấy chóng mặt và choáng váng.
Thực tế, viêm dây thần kinh tiền đình thường cải thiện sau một vài tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể mất khoảng 3 tuần để thuyên giảm. Bạn cũng có thể bớt chóng mặt và choáng váng trong vài tháng.
Triệu chứng
Khi bị viêm dây thần kinh tiền đình ốc tai, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
- Đột ngột chóng mặt dữ dội, mất thăng bằng, đứng không vững
- Đầu óc có cảm giác chao đảo, quay tròn
- Buồn nôn, nôn
- Khó tập trung trong công việc, đau đầu
- Nghe khó hoặc nặng hơn thì mất thính lực
- Ù tai, rung giật mắt về phía tổn thương
Triệu chứng của viêm dây thần tiền đình chỉ kéo dài vài ngày, nhưng khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu trong cuộc sống cũng như sinh hoạt. Đa phần, bệnh hồi phục sau vài tuần, nhưng cảm giác mất thăng bằng chóng mặt sẽ diễn ra đến vài tháng sau.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh tiền đình, như:
- Do nhiễm xoắn khuẩn giang mai gây viêm dây thần kinh mê nhĩ: dấu hiệu chóng mặt và ù tai diễn biến thành từng đợt. Làm xét nghiệm máu cho kết quả giang mai dương tính. khi xét nghiệm dịch não tủy thấy protein tăng và tế bào.
- Viêm màng não: bệnh nhân có xuất hiện hội chứng chóng mặt, ù tai… sau khi được chẩn đoán là viêm màng não do virus hoặc vi khuẩn
- Virus: gây viêm dây thần kinh VIII như virus cúm, quai bị, zona… Thông thường, virus quai bị hay gây tổn thương đơn thuần thành phần ốc tai, trong khi zona gây tổn thương thành phần tiền đình
- Một số chất gây độc như thuốc lá, chì, rượu, oxit cacbon, ma túy.
Đối tượng nguy cơ
Viêm thần kinh tiền đình xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau từ người già cho đến trẻ em trong đó người già sẽ gặp phải tình trạng này nhiều hơn do ảnh hưởng của tuổi tác.
Ngoài ra những người bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, viêm màng não do virus hoặc vi khuẩn, cúm, quai bị, zona, hay tiếp xúc với thuốc lá, chì, rượu, oxit cacbon, ma túy… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm dây thần kinh tiền đình bằng cách:
- Kiểm tra thính lực
- Kiểm tra dấu rung giật nhãn cầu
Chẩn đoán bao gồm kiểm tra thính lực, kiểm tra dấu rung giật nhãn cầu để chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt.
- Chụp cộng hưởng từ có chất cản từ: Nên được thực hiện để chắc chắn triệu chứng không gây ra do một bệnh lý khác như u não.
Phòng ngừa bệnh
Phòng ngừa viêm dây thần kinh tiền đình chủ yếu là làm cách nào để không có sự hiện diện của các yếu tố gây bệnh như:
- Tiêm vắc xin cúm
- Theo đó, tiêm vắc xin phòng ngừa các loại virus nguy cơ gây viêm dây thần kinh tiền đình như: virus cúm, virus Herpes simplex, Adenovirus, Cytomegalovirus, Parainfluenza và Epstein-Barr là biện pháp tốt nhất để tránh bị nhiễm bệnh.
- Ngoài ra, nên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và rửa tay bằng xà bông sát khuẩn thường xuyên, không đến nơi đông người trong thời điểm bùng phát dịch bệnh.
- Tránh mắc bệnh thiếu máu cục bộ của động mạch tiền đình
Lối sống lành mạnh, nói không với rượu bia, thuốc lá, không tiêu thụ các thực phẩm công nghiệp nhiều chất béo, cholesterol… có thể góp phần phòng ngừa bệnh thiếu máu cục bộ, một nguyên nhân gây viêm dây thần kinh tiền đình.
Ngoài ra, cần tránh các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp để phòng ngừa bệnh thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến viêm dây thần kinh tiền đình.
Điều trị
Đối với những bệnh viêm dây thần kinh tiền đình do nhiễm trùng bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để điều trị nhiễm trùng.
Hiện không có điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm dây thần kinh tiền đình, nhưng có một số cách có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh:
- Một số loại thuốc có thể điều trị chóng mặt và buồn nôn như: Lorazepam, Diphenhydramine, Meclizine,….
- Nếu bệnh nhân nôn và mất nước bác sĩ có thể đề nghị truyền dịch.
- Nếu trong các trường hợp các triệu chứng bệnh tiến triển tốt hơn sau vài tuần, bệnh nhân có thể cần được điều trị phục hồi chức năng tiền đình. Bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các động tác nhẹ nhàng: các bài tập Brandt-Daroff để giúp bộ não điều chỉnh các thay đổi để cơ thể giữ cân bằng. Khi mới tập hoặc tập lần đầu các bài tập này, bệnh nhân có thể cảm thấy như các triệu chứng đang trở nên nặng hơn, nhưng an tâm đó là điều hết sức bình thường.
Trên đây là những chia sẻ về viêm dây thần kinh. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.