Cây đương quy là gì?
Tên gọi khác: Nhân sâm dành cho nữ giới, Xuyên quy, Vân quy, Tần quy,…
Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.
Tên khoa học: Radix Angelicae Sinensis.
Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae).
Đặc điểm cây đương quy
- Đương quy là cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 40 – 80cm. Thân hình trụ, có rãnh chạy dọc thân.
- Lá kép, hình lông chim, cuống lá dài, bẹ lá ôm lấy thân. Mép lá chia thùy, răng cưa không đều nhau.
- Hoa màu trắng xanh, hoa mọc thành chùm, ở ngọn cây. Nhị hoa dài, đầu tròn.
- Quả bế có màu tím nhạt, cây có mùi thơm đặc trưng.
Đương quy xuất phát từ Trung Quốc, thường mọc ở các vùng núi cao từ 2000 – 3000m, không khí ẩm mát. Hiện nay thảo dược này được di thực và trồng nhiều ở các địa phương (Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Đà Lạt, Tây Nguyên,…).
Đương quy còn có tên là Xuyên quy, Vân quy, thuộc họ Hoa tán .
Giá trị dinh dưỡng có trong cây đương quy: Dược liệu này có chứa 0,02% tinh dầu, vitamin B12, glucose, carotene, n-valerophenone-o-carboxylic acid, butylidene phthalide,….
Công dụng của cây đương quy
Tăng cường tuần hoàn máu: Dịch ngâm từ sâm đương quy có chứa vitamin B12 và acid folic hỗ trợ làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu.
Kháng viêm, kháng khuẩn: Nước từ dịch chiết làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản nhằm ức chế các chất gây viêm.
- Nước sắc có khả năng ức chế trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn phó thương hàn, trực khuẩn coli, lỵ, trực khuẩn bạch hầu.
- Tinh dầu có tác dụng ức chế trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner,…
Tác động đối với tử cung: Cồn chiết xuất từ đương quy có tác dụng hưng phấn đối với tử cung cô lập. Còn tinh dầu đương quy có tác dụng ức chế tử cung. Nếu sử dụng lúc áp lực tử cung cao thì nhận thấy thuốc làm tăng hoạt động co bóp của cơ quan này. Ngoài ra, đương quy còn có khả năng tổng hợp protid khiến tử cung dày lên
Tăng cường hệ miễn dịch: Đương quy có khả năng làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, tăng cường chuyển dạng lympho bào.
Lợi tiểu: Đường mía trong đương quy có khả năng tăng hưng phấn đối với bàng quang và cơ trơn ruột non.
Công dụng của cây đương quy
Liều lượng và cách dùng cây đương quy an toàn, hiệu quả
Ngoài vấn đề đương quy có tác dụng gì thì cần phải sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để mang đến hiệu quả sử dụng tốt nhất. Liều lượng sử dụng đương quy có thể khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe và căn bệnh mà người bệnh mắc phải.
Thông thường, liều dùng được khuyến nghị là khoảng 3 – 6g mỗi ngày dưới dạng rễ cây thô. Dựa vào từng loại bài thuốc cụ thể mà lượng dùng sẽ được cân chỉnh sao cho mục đích sử dụng.
Cây có thể được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như tán thành bột, chiết xuất tinh dầu, ngâm rượu thuốc, viên nang, dầu xoa bóp hoặc dùng cây thuốc tươi để sắc lấy nước uống. Tuy nhiên, việc sử dụng đương quy cần được thảo luận và hướng dẫn bởi chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ đương quy
Đương quy được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Các bài thuốc dành cho phụ nữ
Phụ nữ kinh nguyệt không đều và cơ thể suy nhược
- Chuẩn bị: 12 gam đương quy, 8 gam bạch thược, 12 gam thục địa, 6 gam xuyên khung, và 600ml nước sạch
- Chế biến: Tất cả dược liệu cho vào sắc còn 200ml, để nguội uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày 100ml.
Phụ nữ mắc nhiều bệnh sau khi sinh
- Chuẩn bị: 16 gam đương quy, 12 gam thục địa, 6 gam xuyên khung, 8 gam bạch thược, 4 gam gừng khô, 8 gam đậu đen sao, 8 gam trạch lan, 8 gam ngưu tất, 12 gam ích mẫu thảo, 10 gam bồ hoàn.
- Chế biến: Sắc uống một thang mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai bị đau bụng
- Chuẩn bị: 120 gam đương quy, 600 gam thược dược, 160 gam phục linh, 160 gam bạch truật, 300 gam trạch tả, 120 gam xuyên khung.
- Chế biến: Tất cả dược liệu đem đi nghiền mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước pha rượu.
Phụ nữ khó có con
- Chuẩn bị: 16 gam đương quy, 8 gam bạch giao, 14 gam địa hoàng, 12 gam thược dược, 8 gam tục đoạn, 12 gam đỗ trọng.
- Chế biến: Sắc uống một thang mỗi ngày.
Phụ nữ mất máu là do băng huyết, tổn thương
- Chuẩn bị: 80 gam đương quy, 40 gam xuyên khung
- Chế biến: trộn đều các vị thuốc với nhau. Mỗi lần dùng 20 gam hỗn hợp trên với 2 bát nước và 1 bát rượu trắng. Sắc đến khi chỉ còn 1 bát, chia làm 2 lần uống trước khi ăn.
Các bài thuốc khác
Trị các vấn đề về răng miệng
- Chuẩn bị: 1,6 gam đương quy, 1,6 gam sinh địa, 2 gam thăng ma, 1,2 gam hoàng liên, 1,2 gam mẫu đơn, thêm thạch cao nếu đau nhiều.
- Chế biến: Tất cả các vị này trộn với nhau rồi đem sắc uống.
Chữa sốt rét lâu ngày không khỏi
- Chuẩn bị: Đương quy, miết giáp mỗi thứ 12g, quất bì 6g, ngưu tất 10g, sinh khương 3 lát
- Chế biến: Đem sắc uống.
Trị ra mồ hôi trộm
- Chuẩn bị: Hoàng kỳ 10g, thục địa, sinh địa, mỗi thứ 8g, hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, mỗi thứ 6g, đương quy 12g.
- Chế biến: Đem sắc uống.
Chữa chứng mất ngủ
- Chuẩn bị: Đương quy 12g, viễn chí 10g, nhân sâm 10g, toan táo nhân 8g, phục thần 10g.
- Chế biến: Đem sắc uống.
Trị bệnh động mạch vành
- Chuẩn bị: Đương quy 10g, ngó sen 15g, sơn tra 90g, rễ hành 6g
- Chế biến: Đem nấu thành canh.
- Uống 2 lần ngày, sáng – tối.
Trị chứng huyết nhiệt và táo bón
- Chuẩn bị: Khoảng 4g mỗi vị đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân cùng với 3g sinh địa, 3g thăng hoa và 1g hồng hoa.
- Chế biến: Sắc nước lấy nước uống.
- Uống 2 lần/ngày, sáng và tối.
Cần chú ý điều gì khi dùng cây đương quy làm thuốc trị bệnh?
Cần lưu ý một số điều khi sử dụng dược liệu đương quy:
- Không dùng cho các trường hợp ỉa chảy, phân lỏng.
- Đầu rễ có tác dụng bổ máu nhất, phần cuối rễ có khả năng hoạt huyết mạnh. Phần thân giữa vừa có tác dụng bổ máu và hoạt huyết.
- Có thể dùng phối hợp với rượu để tăng tác dụng bổ máu.
- Một số bài thuốc chưa được xác thực về tính hiệu quả. Cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
- Các tác dụng phụ có thể gặp phải: Chán ăn, kích ứng da, rối loạn cương dương, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, huyết áp thấp,…
- Dùng dược liệu này với thuốc chống đông máu có thể gây chảy máu kéo dài do tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu.
- Đương quy có khả năng gây sảy thai, do đó không nên dùng cho phụ nữ mang thai.
- Không dùng cho bệnh nhân bị viêm loét đường tiêu hóa, tiểu đường và rối loạn máu.
Câu hỏi thường gặp trong quá trình dùng vị thuốc đương quy
Trước khi dùng cây thuốc đương quy, bạn nên biết những gì?
- Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng đương quy dưới dạng rượu thuốc, chiết xuất hoặc khi dùng cây thuốc tươi.
- Bạn cần pha loãng thuốc với nước khi dùng thuốc đối với một số dạng bào chế, chẳng hạn dưới dạng rượu thuốc, tinh dầu.
- Cây đương quy có thể làm da trở nên nhạy cảm và dễ cháy nắng, bạn nên sử dụng kem chống nắng và quần áo để che nắng.
- Không nên lưu trữ đương quy trong hũ nhựa vì sẽ gây tương tác với tinh dầu trong cây.
- Những quy định cho dược liệu đương quy ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng đương quy nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của vị thuốc đương quy?
- Không dùng cây đương quy cho phụ nữ đang mang thai vì thuốc có nguy cơ gây sảy thai. Ngoài ra, không dùng đương quy cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.
- Không dùng vị thuốc này nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu.
Đương quy có thể tương tác với thuốc gì?
- Các thuốc chống đông máu, thuốc chống tiểu cầu khi dùng chung với cây đương quy có thể kéo dài thời gian chảy máu. Không dùng vị thuốc này với tất cả các loại thuốc chống đông.