Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp và phổ biến hơn ở đối tượng nữ giới. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng khó phát hiện, tiến triển tương đối chậm và có khả năng chữa khỏi cao. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
Người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng
Ung thư tuyến là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở cổ trước khí quản, bên dưới sụn giáp, là cơ quan có hình cánh bướm và đảm nhận vai trò rất quan trọng. Hormone T3, T4 được sản xuất từ tuyến giáp giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, điều tiết các hormone khác và đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể. Sự tăng hay giảm hormone giáp đều có thể dẫn đến các bệnh lý suy giáp, cường giáp và gây ra ảnh hưởng lớn đến nhiều cơ quan trong cơ thể: tim mạch, tiêu hóa, cơ, hệ thần kinh, da, não,…
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng gồm ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa.
Ung thư tuyến giáp là một trong các bệnh lý ung thư phổ biến tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Số lượng người mắc u tuyến giáp có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp
Tỷ lệ người mắc ung thư tuyến giáp khá cao, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như:
Yếu tố di truyền
Người có tiền sử bố mẹ, anh chị em, người thân mắc ung thư tuyến giáp có nguy cơ bị bệnh này cao hơn bình thường.
Yếu tố giới tính, tuổi tác
Ở độ tuổi 30- 50, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do yếu tố hormone của phụ nữ kích thích quá trình hình thành các nhân tuyến giáp, dễ phát triển thành ung thư.
Trong quá trình mang thai và sau sinh, hormone của nữ giới thay đổi lớn khiến cho tuyến giáp dễ mắc phải các vấn đề như bướu, hạch, viêm hoặc suy tuyến giáp làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới.
Mắc bệnh lý tuyến giáp
Người mắc các bệnh mạn tính về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, bướu nhân tuyến giáp có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khác.
Bị nhiễm phóng xạ
Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy dẫn đến việc mắc các bệnh về tuyến giáp trong đó có ung thư tuyến giáp.
Một số yếu tố khác
Nhóm yếu tố khác làm tăng tỷ lệ ung thư tuyến giáp như thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, thức uống có cồn, người thừa hoặc thiếu i ốt, người thừa cân béo phì,…
Triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp
Nhận biết các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để kịp thời điều trị mang lại hiệu quả tối ưu. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh như sau:
- Người bệnh bị khàn tiếng, thay đổi giọng nói;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân;
- Vùng cổ bị sưng;
- Khó thở hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới hô hấp;
- Cổ đau, vị trí đau có thể là phía trước cổ hoặc ở sau tai;
- Khó nuốt (thức ăn và nước uống).
Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh ung thư tuyến giáp có tốc độ phát triển chậm hơn so với các loại bệnh ung thư khác, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ di căn các bộ phận khác trên cơ thể.
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian và giai đoạn bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh. Người bệnh được điều trị ở giai đoạn càng sớm thì hiệu quả điều trị, chi phí càng tối ưu và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao hơn.
Nếu điều trị khi bệnh ở giai đoạn muộn, khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp, di căn đến bộ phận khác thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt dưới 50%, tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe thực tế của từng người bệnh.
Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong như xơ phổi nếu bị di căn phổi, viêm tuyến giáp do bức xạ và nhiễm độc, phù não ở những bệnh nhân di căn não, tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô vú và bàng quang, các bệnh bạch cầu,…
Để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy tham khảo áp dụng một số các biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia;
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;
- Cân bằng I-ốt trong cơ thể, tình trạng dư hay thiếu i-ốt đều gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tuyến giáp;
- Duy trì cân nặng hợp lý, không thừa cân béo phì;
- Nên tránh tiếp xúc, làm việc ở môi trường có chứa tia bức xạ. Trang bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết để đảm bảo sức khỏe khi làm việc trong môi trường này.
Tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ, nếu gia đình có người mắc bệnh và chủ động khám sức khỏe, tầm soát ung thư 6 tháng/lần. Hãy lắng nghe cơ thể và đừng bỏ qua dù là triệu chứng nhỏ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
- Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết
- Bệnh mãn tính là gì? Các bệnh mãn tính thường gặp
- Hen phế quản: Điều cần biết và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị