U tuyến tùng là khối u nằm ở vị trí tuyến tùng – một tuyến nội tiết nhỏ nằm sâu trong nhu mô não, gần trung tâm não. Khối u vùng tuyến tùng khá hiếm gặp, chiếm khoảng 1% trong các ca u não ở người lớn. Tỷ lệ này ở trẻ em dao động trong khoảng 3-11%. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về những điều cần biết về u tuyến tùng.
Tổng quan chung
Tuyến tùng là tuyến nội tiết nhỏ thuộc hệ thần kinh, có hình dạng giống như một quả tùng nhỏ, nằm ở gần trung tâm của não, giữa hai bán cầu đại não. Chức năng chủ yếu của tuyến tùng là điều chỉnh “đồng hồ sinh học” của cơ thể bằng cách tiết ra melatonin – một loại hormone giúp con người đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Khối u tuyến tùng là một khối u hình thành trong tuyến tùng. Tuyến tùng là một tuyến nhỏ ở giữa đầu của bạn. Nó được bao quanh bởi não bộ và tạo ra một loại hormone gọi là melatonin ảnh hưởng đến chu kỳ thức – ngủ của bạn. Các khối u tuyến tùng là những khối u rất hiếm gặp. Chúng xảy ra thường xuyên nhất đối với trẻ em và người lớn dưới 40 tuổi.
Các khối u tuyến tùng có thể là một hoặc hỗn hợp của nhiều loại khác nhau. Chúng cũng có thể phát triển chậm hoặc phát triển nhanh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có một hệ thống phân loại các khối u não. Chúng được phân nhóm theo cấp I, II, III hoặc IV. Lớp I phát triển chậm nhất. Lớp IV là mạnh nhất và phát triển và lây lan nhanh hơn.
Các khối u não tuyến tùng có thể là một trong những loại sau:
- U bạch cầu: Đây là những loại phát triển chậm (cấp I hoặc II). Những khối u này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 64. Nhưng chúng có thể xảy ra với một người ở mọi lứa tuổi. Những người bị u hạt thông thường có kết quả tốt.
- Khối u nhu mô tuyến tùng: Đây là những cấp độ trung cấp (cấp II hoặc III). U nhu mô tuyến tùng và u nhú tuyến tùng có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
- U tuyến tùng dạng nhú: Đây là những cấp độ trung cấp (cấp II hoặc III).
- U nguyên bào thông: Đây là trường hợp rất hiếm và phát triển nhanh (cấp IV). Chúng hầu như luôn luôn là bệnh ung thư (u tuyến tùng ác tính). Những khối u này thường ảnh hưởng đến những người dưới 20 tuổi.
- Hỗn hợp tùng tumor: Đây là sự kết hợp của các loại tế bào phát triển chậm và phát triển nhanh.
Triệu chứng
Bệnh u vùng tuyến tùng khởi phát âm thầm nên đôi khi chỉ gây nên các tình trạng não úng thủy khá đơn thuần và rất dễ nhầm với bệnh lý khác. Để nhận biết việc tăng áp lực nội sọ, bạn đừng chủ quan bỏ qua các triệu chứng sau: đau đầu, buồn nôn, ói mửa, rối loạn nhịp thở. Những triệu chứng này rất thường gặp ở các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,… do đó có thể gây nhầm lẫn. Người bệnh nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe một cách nhanh chóng, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Rối loạn nhìn
Một triệu chứng khác của u tuyến tùng có thể nhận biết chính là nhìn mờ, khó ngước mắt lên trên, mất tập trung 2 nhãn cầu. Người bệnh sẽ có dấu hiệu khó tập trung, rối loạn tâm thần, tính cách, mất dần khả năng phối hợp động tác và rối loạn nội tiết do khối u phát triển chèn ép xung quanh vùng tuyến tùng.
Những triệu chứng lâm sàng khác
Đau đầu mạn tính cũng là triệu chứng của việc vùng tuyến tùng đã hình thành khối u. Nếu như khối u này ở thể ác tính, phát triển nhanh, bệnh nhân sẽ xuất hiện biểu hiện lâm sàng cấp tính cũng như suy giảm tri giác hoặc hôn mê. Triệu chứng đau sau gáy, đau lưng cũng là biểu hiện của việc khối u ác tính này theo nước não tủy di chuyển xuống tủy sống.
Nếu khối u vùng tuyến tùng xâm lấn vào vùng dưới đồi, tuyến yên sẽ gây ra tình trạng đái tháo nhạt, tăng nồng độ HCG. Từ đó sẽ khiến bệnh nhân dậy thì sớm (trước 10 tuổi).
Nguyên nhân
Hiện khoa học chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân hình thành khối u vùng tuyến tùng trong não. Tuy nhiên, việc xuất hiện khối u trong não có thể do các tác động của những yếu tố nguy cơ như:
- Sự tắc nghẽn các ống bài tiết của tuyến sau quá trình chấn thương sọ não
- Nhiễm trùng hệ thần kinh
- Bệnh lý về mạch máu
- Sự mất cân bằng nội tiết
- Vi khuẩn echinococcus ăn vào các tế bào cơ thể
- Nguyên nhân hình thành khối u này cũng có thể đến từ các yếu tố bẩm sinh khác.
Ngoài ra, bộ gen của cơ thể mỗi người và tác động của môi trường cũng là tác nhân gây nên sự hình thành khối u tuyến tùng. Ở một số trường hợp, việc tiếp xúc với những bức xạ hoặc các vấn đề khác xảy ra trong gen cũng có thể hình thành nên khối u vùng tuyến tùng.
Đối tượng nguy cơ
Theo nhiều nghiên cứu y khoa trên thế giới, khối u vùng tuyến tùng khá hiếm gặp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ người mắc phải chỉ khoảng 0,4 – 1% ở người trưởng thành và 3 – 8% ở trẻ em tại Châu Mỹ, Châu Âu (u trong não). Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở Châu Á với tỉ lệ 3 – 9% (u trong sọ). Yếu tố nguy cơ mắc bệnh u tế bào thần kinh đệm bao gồm:
- Tuổi: Chúng xảy ra thường xuyên nhất đối với trẻ em và người lớn dưới 40 tuổi.
- Phơi nhiễm bức xạ, hóa chất độc hại: người phơi nhiễm các loại bức xạ và hóa chất độc hại sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, hỏi thăm về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, kiểm tra thần kinh để đánh giá khả năng phản xạ, chuyển động của mắt, chức năng vận động, cảm giác, sự phối hợp và thăng bằng.
Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong trường hợp nghi ngờ có khối u ở vùng tuyến tùng. Trong đó, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp điện toán (CT-Scan) và thăm dò định lượng AFP, HCG, sinh thiết là phổ biến và quan trọng nhất.
Phòng ngừa bệnh
Khối u này hình thành thường do kết quả của quá trình chấn thương, viêm nhiễm, bệnh lý về mạch máu, mất cân bằng của nội tiết tố. Chính vì vậy, khi mắc phải các vấn đề kể trên người bệnh cần đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u vùng tuyến tùng.
Bên cạnh các tác động liên quan đến các bệnh lý nói trên, khối u tuyến tùng có thể hình thành do bẩm sinh. Để có thể phòng ngừa khối u dạng này, bạn cần:
- Có quá trình quản lý thai kỳ đúng đắn.
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy ở thai nhi.
- Hạn chế tình trạng suy nhau thai.
- Hãy giữ vững thói quen sống lành mạnh nhất là đối với phụ nữ với ý định sẽ làm mẹ trong tương lai.
- Ngăn ngừa bệnh lý nhiễm trùng tử cung.
- Không được tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Kiểm soát đặt biệt với yếu tố Rh âm ở cơ thể người mẹ.
Điều trị như thế nào?
Tùy theo bản chất và kích thước khối u, tình trạng sức khỏe người bệnh, các bác sĩ thần kinh sẽ cân nhắc phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị u tuyến tùng phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ phân loại của khối u. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng về mức độ chèn ép mô lân cận và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Phẫu thuật: là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị u tuyến tùng bằng cách tiếp cận khối u thông qua một lỗ trên xương sọ. Phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn khối u lành tính, đối với các khối u phân độ cao bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ nhiều nhất có thể tế bào u mà không làm ảnh hưởng đến các mô lân cận. Các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt ngay sau khi phẫu thuật.
- Xạ trị: thường áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào u còn sót lại, tránh tái phát hoặc lây lan sang cơ quan khác.
- Hóa trị: phương pháp này dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào u, đôi lúc hóa chất được tiêm trực tiếp vào khối u để nâng cao hiệu quả điều trị. Hóa trị thường ưu tiên áp dụng đối với đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi.
Trên đây là những chia sẻ về u tuyến tùng. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.