More
    HomeSống KhỏeTúi thừa bàng quang là gì? Có nguy hiểm không?

    Túi thừa bàng quang là gì? Có nguy hiểm không?

    - Advertisement -spot_img


    Hầu hết các trường hợp phát hiện ra túi thừa bàng quang đều do thăm khám sức khỏe tổng quát. Đây là một tổn thương lành tính của thành bàng quang. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể kéo theo nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc nắm rõ được các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh túi thừa bàng quang là điều vô cùng quan trọng.

    Nguyên nhân gây túi thừa bàng quang

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, túi thừa bàng quang có thể bắt nguồn từ cả nguyên nhân bẩm sinh và mắc phải. Túi thừa bàng quang thường xuất hiện ở mặt sau của bàng quang. Tình trạng này xảy ra do người bệnh bị thoát vị các lớp niêm mạc ở bàng quang qua cơ bàng quang, hình thành nên một khối u giống như một chiếc túi.

    Do bẩm sinh: Trong quá trình thai nhi hình thành bàng quang, đoạn niệu quản vô tình bị chèn ép vào quá mức. Từ đó, dẫn đến trào ngược bàng quang niệu quản. Bàng quang bị phình lên, tạo ra vết tổn thương ở chỗ cắm vào niệu quản.

    Do mắc phải: Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn có thói quen nhịn tiểu. Sự tắc nghẽn đường tiểu sẽ tạo ra áp lực lớn lên bàng quang. Lâu dần, làm xuất hiện túi thừa bàng quang.

    Túi thừa bàng quang là gì? Có nguy hiểm không? 1
    Túi thừa bàng quang là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh 

    Biến chứng của túi thừa bàng quang

    Thành của túi thừa bàng quang thường chỉ có lớp niêm mạc và lớp thanh mạc mỏng manh bao bọc. Vị trí này không hề có các cơ co bóp, cổ túi thừa lại rất hẹp nên nước tiểu rất dễ đọng lại trong túi thừa. Càng phát hiện muộn, triệu chứng của túi thừa bàng quang càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí là tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:

    • Ứ đọng nước tiểu mãn tính;
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
    • Sỏi bàng quang;
    • Đau vùng tiểu khung;
    • Bí tiểu cấp hoặc mãn tính;
    • Rối loạn tiểu tiện;
    • U bàng quang,…
    Xem thêm  Chụp X quang phổi có cần cởi áo không?

    Làm sao để chẩn đoán túi thừa bàng quang?

    Nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra túi thừa bàng quang bằng những phương pháp cụ thể sau:

    Khám thực thể

    Khám thực thể là biện pháp phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác nhìn, sờ, gõ để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở hệ tiết niệu của bệnh nhân. Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ các triệu chứng lâm sàng mà mình gặp phải. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm liên quan, bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh thiết tế bào,… để bác sĩ kết luận bệnh chính xác nhất.

    Với người bệnh là nữ có túi thừa bàng quang, bác sĩ có thể thăm khám thành âm đạo để kiểm tra liệu có xuất hiện khối u ở bên dưới hay không. Phương pháp này cũng được sử dụng để lấy mủ và nước tiểu đọng bên trong bàng quang.

    Túi thừa bàng quang là gì? Có nguy hiểm không? 2
    Nhiều bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để bác sĩ chẩn đoán bệnh 

    Siêu âm

    Bằng cách chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm vùng chậu, hình ảnh túi thừa sẽ hiện lên rõ ràng hơn. Từ đó, bác sĩ có thể nhận biết được vị trí, kích thước và tình trạng của túi thừa bàng quang.

    Nội soi bàng quang

    Nội soi bàng quang là việc bác sĩ sẽ đưa ống kính nội soi vào trong bàng quang của bệnh nhân qua ngã niệu đạo. Sau đó, theo dõi thông qua màn hình nội soi hoặc nhìn trực tiếp qua ống nội soi nhằm kiểm tra bệnh nhân có túi thừa bàng quang hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ từ niêm mạc bàng quang để sinh thiết. Từ đó, phân tích và chẩn đoán thêm các bệnh về đường tiết niệu.

    Xem thêm  Ăn hồng nhiều có tốt không? Lưu ý ăn hồng đúng cách

    Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc X-quang

    Chụp cộng hưởng từ MRI được xem là phương pháp chẩn đoán bệnh túi thừa bàng quang được đánh giá rất cao. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu chụp X-quang để xác định bệnh.

    Túi thừa bàng quang là gì? Có nguy hiểm không? 3
    Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp được áp dụng ở nhiều cơ sở y tế lớn 

    Chụp niệu đạo áp lực dương bóng đôi

    Phương pháp này có cách thực hiện tương tự với chụp X-quang bàng quang và đường tiểu. Tuy nhiên, do sử dụng một ống thông đặc biệt để chẩn đoán nên chụp niệu đạo thường cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối, khoảng 90%.

    Song phương pháp này là một chẩn đoán xâm lấn nên nhiều bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu và cần phải gây mê. Chính vì thế, phương pháp không được sử dụng nhiều và không phải là một lựa chọn công cụ chẩn đoán đầu tay.

    Điều trị túi thừa bàng quang

    Muốn “tránh xa” căn bệnh túi thừa bàng quang hoàn toàn, đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị dứt điểm, tránh để lâu khiến bệnh tiến triển thành mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ khuyến nghị các phương pháp điều trị riêng biệt như:

    • Cắt bỏ hoàn toàn túi thừa bàng quang;
    • Cắt vào cổ túi rồi rút hết thành phần bên trong ra;
    • Dùng thủ thuật Spence, mở đường từ túi thừa vào âm đạo.

    Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh trong ít nhất 24 giờ và đặt một ống thông để giữ cố định hình dạng niệu đạo trong vài tuần.

    Xem thêm  Hướng dẫn cách đo oxy bằng Apple Watch và một số vấn đề cần lưu ý
    Túi thừa bàng quang là gì? Có nguy hiểm không? 4
    Túi thừa bàng quang có thể được điều trị bằng phương pháp mổ mở 

    Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh túi thừa bàng quang. Việc phẫu thuật bàng quang không chỉ khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe, mà còn kéo theo rất nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn hãy chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm nhé! 

    • Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang điều trị thế nào?
    • Bàng quang thành mỏng có sao không?
    • Chi tiết các bước chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img