Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không là những băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh, vì không biết cụ thể nguyên nhân sẽ khiến tình trạng ho của bé kéo dài. Điều này có thể dẫn đến gặp phải tình trạng sốt, khó thở, ho nhiều liên tục hoặc thậm chí là ho ra máu. Pharmacity sẽ tổng hợp và chia sẻ những điều cần biết để chăm sóc bé tốt hơn và mẹo nghe tiếng ho đoán bệnh cho bé dễ dàng, xem ngay nhé!
Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh ho vài tiếng
Ho là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp các tình trạng này các mẹ cần xác định rõ nguyên do ho vài tiếng hay ho kéo dài để từ đó có biện pháp cụ thể giảm cơn ho cho bé. Một số nguyên nhân làm trẻ sơ sinh ho vài tiếng thường xuyên diễn ra như:
- Thành viên gia đình hút thuốc hoặc đã tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Môi trường sống nhiều khói bụi.
- Nhà không được dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên và không đảm bảo được môi trường xanh sạch cho bé.
- Giữ vật nuôi ở nhà như chó, mèo, hoặc các loại động vật có nhiều lông hoặc mùi…
- Mùi hương xông phòng, nước hoa quá nhiều có thể khiến bé nghẹt mũi và bị sốc mùi dẫn đến ho.
Ho 1-2 tiếng có thể không sao nhưng tình trạng ho nhiều hoặc triệu chứng khác các mẹ cần lưu ý
Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?
Trẻ sơ sinh ho vài tiếng có sao không? Nếu trẻ sơ sinh chỉ ho trong 1-2 giờ hoặc thỉnh thoảng ho mà không có triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu bình thường và không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, khó thở, khó nuốt thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bạn phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các kích ứng về đường hô hấp và hạn chế tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm.
Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng là điều thường thấy ở các bé
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám bác sĩ
Mặc dù tình trạng bé ho 1-2 được xem là điều bình thường, tuy nhiên nếu có một số dấu hiệu trở nặng sau đây hãy đưa bé đến ngay bác sĩ thăm khám và được chữa trị kịp thời để hạn chế tình trạng trở nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ:
- Thở nhanh hơn bình thường và bé dường như phải cố gắng nhiều hơn để thở.
- Thở khò khè, thở rất mạnh.
- Ho ra chất nhầy màu xanh lá cây, màu vàng hoặc có máu.
- Thường xuyên ngủ cả ngày, bỏ ăn, bỏ bú, ăn kém.
- Có dấu hiệu của sốt.
- Có dấu hiệu mắc bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh phổi hoặc tim mạch.
- Ho dữ dội có thể dẫn đến nôn mửa.
- Ho dai dẳng sau khi bị hóc dị vật.
- Cơn ho không cải thiện trong 2 tuần.
Nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ nếu gặp những trình trạng chuyển biến khác thường
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng
Một số phương pháp chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng, giúp bé khuyên giảm và dễ chịu hơn:
- Xông hơi cho bé: Bạn có thể bật nước nóng, xả hơi nước vào phòng tắm rồi ôm bé trong hơi nước khoảng 20 phút.
- Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên: Nên dùng bằng dung dịch nước muối sẽ hạn chế tình trạng ho, hắt hơi đột ngột và thông đường hô hấp.
- Cho bé bú thường xuyên: Cho bé bú đúng cách giúp dưỡng ẩm đường hô hấp của bé và khắc phục tình trạng ho khan do khô họng.
- Hạn chế hút thuốc và không cho khói thuốc tiếp xúc với con bạn: Khói thuốc lá có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên: Dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc giúp loại bỏ bụi bẩn là nguyên nhân gây ho ở trẻ.
- Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi môi trường sống của bé: Hít phải phấn hoa, lông động vật,… rất có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho hàng giờ liền. Bạn nên hạn chế cho bé tiếp xúc với những chất gây dị ứng này để bé không còn ho nữa.
Thường xuyên quan tâm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh để bảo vệ sức khỏe an toàn
Mẹo nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ
Trong trường hợp bé chỉ ho 1-2 tiếng sẽ không sao, nhưng nếu có một số dấu hiệu khác lạ hoặc tiếng ho khác thường bạn cần chú ý nhiều hơn. Một số mẹo nghe tiếng ho và đoán bệnh của trẻ:
- Ho do dị ứng: Gây ngứa họng, ho khan ở trẻ. Một số triệu chứng có thể thấy: các bé ngừng bú, đau họng, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục.
- Cảm lạnh và ho: Các triệu chứng liên quan bao gồm sổ mũi, ho có đờm, hắt hơi, sốt, chảy nước mắt và nghẹt mũi. Các triệu chứng trở nên nặng hơn vào ban đêm khi trẻ nằm, vì chất nhầy chảy từ sau mũi vào miệng và vào khí quản của trẻ. Cơn ho sẽ hết sau khoảng 3 tuần nhưng có thể kéo dài đến 6 tuần.
- Ho do hen suyễn: Ho kèm theo tiếng thở khò khè, khó thở, hụt hơi.
- Ho có dị vật: Ho đột ngột hoặc thở khò khè sau khi bị nghẹn.
- Ho gà: Một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Trẻ bị ho gà không thể ngừng ho và không thở được giữa các cơn ho. Khi bé ho xong, bé sẽ hít một hơi thật sâu và phát ra tiếng ho. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh ho gà, nhưng trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không được chủng ngừa bệnh ho gà và có nguy cơ bị biến chứng nặng hơn.
Như vậy vấn đề trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không đã được Pharmacity giải quyết qua bài viết trên. Đây là điều thường thấy ở các bé, tuy nhiên nếu có dấu hiệu nặng hơn hoặc ho hoài không dứt hãy đưa bé ngay đến bác sĩ sẽ thăm khám và chữa trị kịp thời và không chủ quan để tình trạng nặng thêm.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.