More
    HomeSống KhỏeTrẻ bị thủy đậu có sốt không? Cách hạ sốt khi trẻ...

    Trẻ bị thủy đậu có sốt không? Cách hạ sốt khi trẻ bị thủy đậu

    - Advertisement -spot_img


    Trẻ bị bệnh thủy đậu xuất hiện của các vết ban đỏ, gây ngứa khắp cơ thể. Ban đầu, chúng có thể xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ, sau đó phát triển thành mụn nước và sau cùng là vỡ và khô lại thành vảy.

    Tìm hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ em

    Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, là một căn bệnh lây nhiễm cấp tính thường xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh này có khả năng lan rộng nhanh chóng, có thể gây ra đợt dịch tại những khu vực đông người, đặc biệt là khi thời tiết ẩm ướt hoặc trong các mùa giao mùa.

    tre-bi-thuy-dau-co-sot-khong-cach-ha-sot-khi-tre-bi-thuy-dau 1.jpg
    Bệnh thủy đậu là một căn bệnh lây nhiễm cấp tính

    Nguyên nhân của bệnh thủy đậu là do virus thủy đậu Varicella Zoster gây ra, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp từ tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn chứa virus trong không khí khi người bệnh hoặc hắt hơi. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các phát ban, sử dụng đồ dùng chung với người bệnh, hoặc thông qua đường lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai cũng là cách virus có thể lây lan.

    Phần lớn các trường hợp thủy đậu ở trẻ thường là nhẹ và có thể chữa khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày với sự chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh không được kiểm soát tốt, thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não và có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Đặc biệt, sau khi bệnh thủy đậu đã chữa khỏi, virus vẫn có thể ẩn trong các hạch thần kinh, ở trạng thái không hoạt động. Chúng có thể tái phát sau nhiều năm, khi có điều kiện thuận lợi, gây ra bệnh zona thần kinh.

    Để ngăn ngừa bệnh thủy đậu và giảm thiểu nguy cơ lây lan, việc tiêm phòng vắc xin thủy đậu là biện pháp hiệu quả. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ hoặc bất thường nào, bạn nên tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe của mọi người và ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh.

    Xem thêm  Móng chân bị gợn sóng có phải là dấu hiệu nguy hiểm không?

    Trẻ bị thủy đậu có sốt không?

    Sốt thường là một trong những dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị thủy đậu. Cơn sốt thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh như phát ban, đau đầu, cảm giác không thoải mái, mệt mỏi hoặc mất khẩu vị. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ bị thủy đậu đều phải chịu cơn sốt, và mức độ sốt cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, nếu có nghi ngờ về việc trẻ sốt do thủy đậu, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

    tre-bi-thuy-dau-co-sot-khong-cach-ha-sot-khi-tre-bi-thuy-dau 2.jpg
    Sốt là dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị thủy đậu

    Thường thì, cơn sốt ở trẻ khi mắc bệnh thủy đậu sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày, nhưng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và phản ứng của cơ thể từng trẻ. Cần lưu ý rằng, nếu trẻ bị sốt cao (trên 39 độ C) đồng thời xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, co giật, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Trong những trường hợp này, trẻ có thể đang đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng của thủy đậu, và việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ biến chứng (nếu có).

    Cách hạ sốt khi trẻ bị thủy đậu

    Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu và phải đối mặt với tình trạng sốt cao kéo dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc chăm sóc và hạ sốt cho trẻ đúng cách là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt do thủy đậu:

    • Uống thuốc hạ sốt: Tuân thủ đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để giúp hạ sốt cho trẻ.
    Xem thêm  Một số cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà
    tre-bi-thuy-dau-co-sot-khong-cach-ha-sot-khi-tre-bi-thuy-dau 3.jpg
    Uống thuốc hạ sốt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
    • Chọn quần áo thoải mái: Đảm bảo trẻ mặc quần áo mềm, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
    • Giữ ấm và tránh gió: Bảo đảm trẻ được giữ ấm, tránh tiếp xúc với gió lạnh.
    • Chế độ dinh dưỡng cân đối: Cung cấp chế độ ăn đủ chất, phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
    • Vệ sinh răng miệng định kỳ: Thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giữ sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn.
    • Uống đủ nước: Bảo đảm trẻ uống đủ nước để duy trì đủ lượng lưu thông cần thiết cho cơ thể.
    • Lau người bằng khăn ấm: Sử dụng khăn thấm nước ấm để lau người cho trẻ, đặc biệt là các vùng như trán, cổ, tay và chân.
    • Sử dụng thuốc theo chỉ định y tế: Chỉ sử dụng các loại thuốc kháng histamin, kháng sinh, hoặc kháng virus khi và chỉ khi được bác sĩ chỉ định cụ thể.
    • Giữ da sạch sẽ và thông thoáng: Bảo quản da sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng để tránh việc kích ứng da, nổi mẩn hoặc nhiễm trùng.
    • Đeo găng tay, tất cho trẻ: Đeo găng tay, tất cho trẻ nhằm tránh gãi, tự gây tổn thương da hoặc lây lan nhiễm trùng.
    • Sử dụng dung dịch y tế đúng cách: Chấm dung dịch xanh Methylen hoặc thuốc tím Milian lên các phát ban nhưng chỉ sau khi được hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm.
    Xem thêm  Giải đáp: Cây phát tài có độc không?

    Hy vọng qua nội dung bài viết đã giúp ba mẹ giải đáp rằng trẻ bị thủy đậu có sốt không? Mặc dù phần lớn trẻ em bị thủy đậu không gặp vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc chăm sóc đúng cách và theo dõi sát sao vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào như sốt cao, khó thở, hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị.

    Thủy đậu có thể lan truyền nhanh chóng và để lại nhiều hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi. Để tránh nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, việc tiêm vắc xin là điều cần thiết. Hiện nay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm phòng, trong đó có cả vắc xin thuỷ đâu. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cộng đồng. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ tư vấn sức khỏe và theo dõi sau tiêm tận tình, đảm bảo mỗi người tiêm đều cảm thấy an tâm và thoải mái nhất. 

    • Su bạc bôi thủy đậu: Thành phần và công dụng trong mờ thâm sẹo
    • Tham khảo phương pháp dùng lá canh châu chữa thủy đậu



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img