Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) còn được gọi là “trào ngược axit” xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản/ miệng. Thỉnh thoảng bị trào ngược axit là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra trên hai lần một tuần trong vài tuần, đó có thể là dấu hiệu của GERD. Các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản có thể bao gồm ợ nóng, ợ trớ và khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
Triệu chứng Trào ngược dạ dày – thực quản:
- Đau ngực hoặc đau nửa dưới của thực quản sau khi ăn.
- Cảm giác đắng hoặc chát trong miệng.
- Đau và khó chịu ở vùng dạ dày – thực quản.
- Khó khăn khi nuốt.
- Tiếng nấc hoặc ho trong khi ngủ.
- Đau buồn nôn.
Nguyên nhân Trào ngược dạ dày – thực quản:
Có nhiều nguyên nhân trào ngược dạ dày – thực quản, trong đó có:
- Suy giảm chức năng co thắt thực quản dưới do tác dụng phụ của một số hoạt chất thuốc glucagon, aspirin, ibuprofen,…
- Thường xuyên dùng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
- Bệnh lý xơ hoá, nhiễm trùng thực quản, cơ vòng suy yếu, thoát vị hoành,…
- Dư thừa axit dạ dày do bệnh lý dạ dày (viêm loét, ung thư, hẹp hang môn vị,…)
- Thói quen ăn uống kém lành mạnh (đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chiên xào, nước ngọt có ga, thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu,…)
- Thói quen ăn quá nhanh và nhiều thức ăn trong thời gian ngắn khiến dạ dày bị quá tải;…
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Tình trạng thừa cân quá mức gây chèn ép và gia tăng áp lực lên vùng bụng đặc biệt là dạ dày.
- Phụ nữ mang thai: kích thước em bé phát triển tác động lên dạ dày.
- Cơ thể căng thẳng hoặc stress trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh phó cảm gây trào ngược,…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản:
- Béo phì
- Mang thai
- Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì
- Thường xuyên bị đói bụng
- Ăn nhiều quá no hoặc ăn khuya
- Ăn một số thực phẩm như thực phẩm nhiều chất béo hoặc chiên, rán nhiều dầu mỡ
- Hút thuốc lá
- Uống một số đồ uống như rượu hoặc cà phê
- Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày như aspirin
Các phương pháp chẩn đoán bệnh Trào ngược dạ dày thực quản:
Khi nghi ngờ các bác sĩ sẽ chỉ định khám và chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp như: Nội soi, đo pH thực quản 24h; Chụp thực quản dạ dày có cản quang; Test Bernstein; Mô bệnh học,.. Trong đó phương pháp nội soi có thể đánh giá niêm mạc dạ dày và những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản như: viêm loét thực quản, Barrett thực quản, xuất huyết thực quản, ung thư thực quản.
Nội soi thực quản dạ dày sẽ chỉ định khi người bệnh có thêm những dấu hiệu báo động sau:
- Tuổi trên 40
- Nuốt khó nặng dần
- Nuốt đau
- Sụt cân không chủ ý
- Thiếu máu mới xuất hiện
- Nôn ra máu và/ hoặc đi cầu phân đen
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày, ung thư thực quản
- Sử dụng thuốc NSAIDS dài ngày hoặc có những biểu hiện bất thường nghi ngờ khác.
Phòng ngừa bệnh Trào ngược dạ dày thực quản
Một số chú ý để phòng ngừa trào ngược dạ dày – thực quản:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày cao lên và là nguyên nhân khiến axit trào ngược lên thực quản.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản.
- Kê cao đầu khi ngủ: Hãy đặt thêm gối để nâng cơ thể của bạn từ thắt lưng trở lên.
- Không nằm xuống ngay sau ăn. Đợi ít nhất ba giờ sau khi ăn trước khi nằm hoặc đi ngủ.
- Ăn thức ăn từ từ và nhai kỹ. Đặt nĩa/đũa/muỗng xuống sau mỗi lần gắp và nhai thức ăn, sau khi nhai hết miếng đó thì mới tiếp tục gắp thêm thức ăn.
- Tránh thực phẩm và đồ uống gây ra trào ngược. Các tác nhân phổ biến bao gồm thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chiên rán, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và caffeine.
- Tránh quần áo bó sát. Quần áo quá chật gây áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Mục đích điều trị trào ngược dạ dày là làm giảm các triệu chứng của người bệnh, làm lành tổn thương tại thực quản, chống tái phát viêm thực quản và các biến chứng của bệnh.
Nguyên tắc cơ bản của điều trị là điều chỉnh lối sống, điều trị bằng thuốc và có thể phẫu thuật chống trào ngược, … Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn các phương pháp cho thích hợp.
Tuy nhiên, người bệnh cần thay đổi lối sống, bỏ các thói quen có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản và khuyến khích người bệnh chọn thói quen mới để mang lại lợi ích lâu dài. Cụ thể người bệnh cần ăn chậm nhai kỹ. Đừng vội nằm ngay sau khi ăn. Tránh đồ ăn có tính kích thích. Duy trì cân nặng thích hợp. Hãy cố gắng bỏ thuốc lá. Thư giãn, giảm stress. (2)
Sau khi áp dụng các phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế, người bệnh vẫn phải đến bệnh viện để thăm khám, theo dõi sức khỏe. Theo đó:
- Trường hợp trào ngược dạ dày nhẹ áp dụng phác đồ không dùng thuốc có thể được chỉ định quay lại bệnh viện tái khám sau 1 tuần khi đến khám lần thứ nhất.
- Trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nặng cần tái khám sau 1 tuần sau khi kết thúc phác đồ điều trị. Những lần tái khám sau đó sẽ được hướng dẫn cụ thể, thông thường là từ 1 – 3 tháng một lần.
Thông qua thăm khám định kỳ, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng phục hồi của cơ thể, kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng kịp thời. Ngoài ra, từ kết quả kiểm tra, bác sĩ cũng nhận biết được các vấn đề khác phát sinh nếu có, sau đó can thiệp điều trị sớm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.