Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh khá phổ biến (chiếm khoảng 15% số người phụ nữ sau sinh trong 3 tháng đầu và 25% trong vòng 12 tháng sau sinh), có thể gây ra những hệ quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trầm cảm sau sinh là một vấn đề quan trọng mà nhiều phụ nữ phải đối mặt sau khi sinh con. Hãy cùng Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về: “Trầm cảm sau sinh và các dấu hiệu không được lơ là” qua bài viết dưới đây.
Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là gì?
Bệnh trầm cảm sau sinh là trầm cảm xuất hiện sau khi sinh đẻ ở người phụ nữ nhất là trong 3 tuần đầu sau sinh. Tâm lý phụ nữ sau sinh thường bị ảnh hưởng cùng với các tác động bên ngoài gây nên bệnh trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh có thể gặp ở tất cả các phụ nữ sau khi sinh đẻ không chỉ gặp ở lần đầu mang thai mà có thể gặp ở bất kì thời điểm nào, lần mang thai nào. Hàng năm có khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh con có biểu hiện của trầm cảm, tỉ lệ này đang ngày càng gia tăng.
Hầu hết phụ nữ sau sinh đều có rối loạn khí sắc, triệu chứng này có thể thoáng qua và tương đối nhẹ, tuy nhiên một số bị rối loạn dai dẳng kéo dài dần dần dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm gây nên. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị trầm cảm sau sinh là vô cùng quan trọng tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
Các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh có thể tồn tại tại một thời điểm nhất định trong ngày hoặc tồn tại dai dẳng cả ngày kéo dài trong một thời gian dài. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Cảm thấy buồn rầu, chán nản thậm chí không biết lý do vì sao buồn, luôn trong tình trạng vô vọng, trống rỗng, cảm thấy quá sức về tất cả mọi việc kể cả việc nhẹ
- Biểu hiện của sự buồn rầu, chán nản là khóc thường xuyên, thường khóc một mình, khóc nhiều hơn bình thường thậm chí không biết vì sao lại khóc
- Luôn cảm thấy sợ hãi
- Hay cáu kính: tính khí thất thường, luôn khó chịu và không bằng lòng với tất cả mọi thứ dễ cáu giận, mất kiểm soát
- Mất ngủ: mất ngủ thường xuyên, không thể yên tâm ngủ ngon, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc, có trường hợp lại ngủ quá nhiều
- Giảm khả năng tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định
- Mất quan tâm thích thú: không quan tâm đến bản thân, không còn các sở thích như trước kia
- Ăn rất ít, không muốn ăn, cảm giác không ngon miệng, có trường hợp lại ăn nhiều
- Đau đớn về thể chất và tinh thần, cảm thấy đau mỏi người, nhức đầu, mệt mỏi
- Ngại tiếp xúc với mọi người, xa lánh người thân bạn bè, không muốn gần gũi với con
- Có ý định và hành vi tự sát thậm chí muốn giết chết con mình.
Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh
Hiện nay vẫn có nhiều người xem nhẹ chứng trầm cảm sau sinh con, chỉ đến khi bản thân thật sự trải qua thì mới hiểu căn bệnh này có sức ảnh hưởng ghê gớm đến sức khỏe và cuộc sống.
Đối với bản thân người mẹ, trầm cảm sau sinh con có thể khiến mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh, có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân.
Khi đã bị trầm cảm sau sinh con thì người mẹ sẽ không có đủ tâm trí để chăm sóc cho gia đình và đứa con sơ sinh được tốt, gia đình vì thế sẽ không được vui vẻ. Đặc biệt, khi trầm cảm nặng thì người mẹ thường hay có suy nghĩ tự tử, một số người bị rối loạn tâm thần và luôn có cảm giác bị hại nên luôn tìm cách để trả thù hay đối phó với mọi người muốn đến gần mình. Thậm chí, có những bà mẹ còn nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, hại đến tính mạng của bé. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh con.
Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh
Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa:
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Tất cả các phụ nữ sau sinh đẻ đều có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như đã từng bị trầm cảm, gia đình có người trầm cảm hay các bệnh tâm thần khác hay những vấn đề tâm lý khác mà người phụ nữ gặp phải. Có thể đề phòng trầm cảm sau sinh không chỉ về phía bản thân người phụ nữ và còn phối hợp với những người xung quanh
Về phía bản thân người phụ nữ sau sinh cần:
- Học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi
- Không nên áp đặt bản thân làm những việc quá sức, không nên quá kì vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo
- Ngủ đủ giấc, tranh thủ nghỉ ngơi khi con đang ngủ
- Dành thời gian chăm sóc bản thân, gặp gỡ bạn bè người thân
Về phía gia đình nên dành thời gian quan tâm chăm sóc người phụ nữ sau sinh đặc biệt là người chồng cần phải luôn luôn lắng nghe cảm thông với người phụ nữ nhất là trong 1 năm đầu sau khi sinh.
Điều trị trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Thực tế bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và con do hành vi tự sát và làm hại con mình do bệnh trầm cảm gây nên. Là bệnh hoàn toàn có thể chữa được. Vì vậy cần được phát hiện sớm và đưa đến gặp các chuyên gia tâm lý để có hướng điều trị phù hợp và đúng đắn nhất. Cách trị trầm cảm sau sinh bao gồm dùng thuốc và các biện pháp điều trị không dùng thuốc.
Điều trị trầm cảm sau sinh không dùng thuốc
- Nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Bác sĩ sử dụng liệu pháp hành vi nhận tức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi suy nghĩ tích cực hơn hoặc liệu pháp tương tác tức là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị một cách hiệu quả
- Thư giãn nhiều hơn: Tập thể dục hàng ngày, làm những việc mình thích, thư giãn, tiếp xúc với nhiều người, đi dạo với bé hàng ngày, nghỉ ngơi đầy đủ,ăn các thực phẩm lành mạnh, tránh sử dụng rượu bia …
- Cho con bú nhiều hơn: cho con bú thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên trong trường hợp cần phải dùng thuốc thì phải dừng cho con bú
- Giải tỏa áp lực: Không gây áp lực cho bản thân, không kì vọng quá nhiều vào người khác, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, không làm những việc vượt quá khả năng của mình
- Tránh cô lập: chia sẻ với chồng, gia đình, bạn bè những suy nghĩ cảm xúc của mình giúp hòa mình trở lại với cuộc sống
Điều trị trầm cảm sau sinh dùng thuốc
- Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm mang lại hiệu quả cao tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng có chỉ định dùng thuốc. Thuốc trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.
- Sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ, trong suốt quá trình điều trị cần theo tuân thủ theo bác sĩ.
- Thông báo cho bác sĩ điều trị các tác dụng không mong muốn gặp phải để đưa hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.
Một số có trầm cảm sau sinh nặng đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc thuốc, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT), là phương pháp đưa 1 dòng điện nhỏ truyền vào trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân nhằm kích thích điện làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm.
Kết luận
Trầm cảm sau sinh là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được nhận biết và can thiệp kịp thời. Việc chăm sóc bản thân, duy trì thói quen thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ, và không áp đặt quá nhiều kỳ vọng lên mình là rất quan trọng. Gia đình và người thân, đặc biệt là người chồng, cần luôn lắng nghe và hỗ trợ người phụ nữ sau sinh. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Hãy nhớ rằng, việc chăm sóc sức khỏe tâm lý của người mẹ cũng quan trọng không kém gì việc chăm sóc sức khỏe thể chất, và điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường gia đình hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.