Vòng kinh nguyệt là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc với đa số chị em phụ nữ. Tuy nhiên, để hiểu rõ về quá trình diễn ra vòng chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? chắc hẳn nhiều người còn chưa biết. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết.
Vòng kinh nguyệt hay vòng chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt diễn ra hàng tháng ở cơ thể phụ nữ
Vòng chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Vòng chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng diễn ra có quy luật hàng tháng ở trên các chị em phụ nữ. Đây là chuỗi các sự thay đổi thông thường mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều phải trải qua.
Hàng tháng, nội tiết tố cơ thể phụ nữ bị tác động, buồng trứng sẽ phóng thích 1 trứng. Lúc này, trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng để đợi tinh trùng. Bên cạnh đó, với sự thay đổi nội tiết tố cũng sẽ tác động giúp lớp niêm mạc tử cung để tiến hành cho việc mang thai.
Khi sự thụ tinh diễn ra thành công, hợp tử sẽ len lỏi tới tử cung, bám vào lớp niêm mạc để làm tổ và hình thành thai nhi. Nếu không gặp được tinh trùng và thụ tinh thành công, khi đó lớp niêm mạc sẽ bong ra rồi được đào thải qua đường âm đạo kèm theo máu kinh gọi là kinh nguyệt.
Thế nào là vòng kinh nguyệt bình thường?
Thời gian để tính chu kỳ kinh nguyệt là từ ngày đầu tiên có kinh cho đến ngày đầu của chu kỳ tiếp theo khoảng từ 28- 30 ngày. Mỗi chu kỳ sẽ có vòng lặp đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày sẽ được xem là bình thường.
Xem ngay: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Độ dài của chu kỳ thường khoảng từ 3 – 5 ngày, kéo dài từ 2 – 7 ngày là các biểu hiện bình thường. Nếu có kinh vượt quá 7 – 10 ngày chỉ được xem là ổn khi lượng máu tiết ra cực ít.
Nếu chu kỳ kinh kéo dài từ 24 – 38 ngày là bình thường
Thế nào là vòng tuần hoàn kinh nguyệt BẤT THƯỜNG?
Đối với một vòng tuần hoàn kinh nguyệt bất thường thì thời gian có kinh diễn ra quá dài khoảng 7 – 8 ngày hoặc càng dài hơn đều là sự bất thường.
Vòng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo, và ở mỗi phụ nữ đều không giống nhau. Trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, có thể thay đổi trong khoảng từ 24 đến 38 ngày.
Trong vài năm đầu khi các bé gái có kinh thì có thể chưa đều. Tuy nhiên tiếp sau đó khoảng vài năm thì kỳ kinh sẽ diễn ra đều đặn hơn.
Quá trình diễn ra vòng chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Nếu hormone suy giảm, lúc này lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra, lúc này máu kinh sẽ xuất hiện được gọi là ngày đầu tiên của kỳ kinh. Tới ngày ra máu cuối cùng, lượng hormone estrogen tăng dần sẽ thúc đẩy làm lớp nội mạc tử cung đã bị bong dày lên, cũng như kích thích nang trứng phát triển.
Đồng thời, ở mỗi nang trứng có khả năng sản sinh ra một trứng hàng tháng. Lúc này trứng sẽ di chuyển tới ông dẫn trứng tới tử cung. Nếu gặp được tinh trùng thì có hiện tượng thụ thai, nếu không sẽ bị phóng thích ra ngoài tử cung và xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.
Cách tính vòng kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai an toàn
Với bất kỳ người phụ nữ nào đều cần hiểu về chu kỳ hành kinh của mình. Điều đó sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc quan hệ, nhằm tránh thai tự nhiên, an toàn hoặc đảm bảo việc có thai hiệu quả với các cặp vợ chồng đang mong muốn có con trong thời gian ngắn.
Vậy nên, dưới đây sẽ là cách tính vòng chu kỳ kinh nguyệt để chị em tham khảo:
Thời kỳ an toàn tuyệt đối
Đây là khoảng thời gian mà khi quan hệ tình dục rất khó có khả năng thụ thai. Theo đó, khung thời gian an toàn sẽ được tính từ ngày 20 tháng này tới ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng tiếp theo.
Lý do là vì, những ngày trước đó trứng đã rụng và đang bị phân hủy và được đào thải ra ngoài trong ngày phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết các chị em đều lựa chọn thời điểm này để tránh thai khi quan hệ với với xác suất mang thai cực thấp.
Thời kỳ an toàn này chỉ áp dụng phù hợp cho những ai có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trong khoảng 28 đến 30 ngày. Còn đối với người có kinh nguyệt không đều, thì không nên áp dụng theo phương pháp trên để tránh thai.
Thời kỳ an toàn tương đối
Đối với thời kỳ an toàn tương đối, xác suất để mang thai và tránh thai thường rơi vào khoảng 50/50. Thời gian để tính ra chu kỳ hành kinh là 28 ngày, nên sẽ tính từ ngày đầu tiên cho tới ngày thứ 9 của chu kỳ.
Ví dụ: Nếu ngày đầu có kinh là ngày 5/11, thì thời kỳ an toàn tương đối thường rơi vào khoảng từ ngày 5/11 đến 14/11.
Trong khoảng thời gian này, khi các cặp đôi quan hệ nhưng không áp dụng biện pháp tránh thai an toàn và xuất tinh trong thì khả năng trứng thụ thai là điều có thể diễn ra. Bởi vì, thời gian này trứng sắp rụng, mà tinh trùng có thể sống trong tử cung lên tới 3 ngày. Nên xác suất thụ thai thành công vẫn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, cách tính này chỉ mang tính chất tương đối, nên tốt nhất là nếu bạn chưa có ý định mang thai thì nên tiến hành quan hệ an toàn trong giai đoạn này.
Thời kỳ dễ thụ thai
Đối với các cặp vợ chồng đang muốn có con, đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để trứng thụ thai. Bởi vì, vào thời điểm rụng trứng thì khả năng để tinh trùng có thể đến được trứng và làm tổ có xác suất thành công lên tới 95%.
Ví dụ: Trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 ngày, thì thời điểm rụng trứng rơi vào ngày thứ 14 và thời điểm nguy hiểm là ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt.
Vì trứng chỉ sống sống được khoảng 12-24h, còn tinh trùng có thể sống lâu hơn lên tới 5 ngày. Cho nên, khoảng thời gian thích hợp nhất để quan hệ có con một cách dễ dàng là quan hệ trước và sau rụng trứng 1 ngày.
Trên thực tế, trong toàn bộ quãng thời gian rụng trứng thì đều được xem là thời điểm thích hợp cho việc thụ thai.
Trên đây là những chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vòng kinh nguyệt, cũng như quá trình diễn ra và cách tính để tránh thai hoặc dễ thụ thai hiệu quả. Hy vọng, dựa vào những thông tin này, sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của mình, cũng như nâng cao chất lượng sức khoẻ sinh sản hiệu quả hơn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
Ung Thư Cổ Tử Cung: 4 Dấu Hiệu Nhận Biết
7 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và dấu hiệu nhận biết
Kinh Nguyệt Không Đều Có Sao Không?
Để dễ thụ thai nên ăn gì
Có thai không nên ăn gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh, tránh sảy thai?
Bật mí 14 dấu hiệu mang thai con trai được truyền tai nhau nhiều nhất
Ung Thư Tử Cung Có Chữa Được Không?
Xét Nghiệm CA 125 Sớm Phát Hiện Ung Thư Buồng Trứng
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.