Thương hàn là bệnh nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong khá cao (khoảng 4%-10%), nhiều chủng vi khuẩn thương hàn kháng thuốc xuất hiện, lại rất khó loại trừ được người mang mầm bệnh mạn tính. Vì vậy, qua bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về bệnh thương hành để độc giả hiểu hơn về bệnh cũng như cách phòng tránh thương hàn.
Bệnh thương hàn là gì?
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella (Typhi và paratyphi A, B) gây ra. Vi khuẩn này lây lan từ người sang người qua các con đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm khuẩn. Khi chúng ta ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn sau khi xâm nhập qua đường miệng sẽ dành 1 đến 3 tuần trong ruột sau đó qua thành ruột vào máu và lây lan sang các mô và cơ quan khác.
Triệu chứng
Triệu chứng thương hàn lâm sàng ở thể điển hình, bệnh diễn biến như sau:
- Thời kỳ ủ bệnh: dao động 3-21 ngày (trung bình từ 7-14 ngày) và thường không có triệu chứng gì đặc biệt.
- Thời kỳ khởi phát: Thường diễn biến từ từ với các biểu hiện:
- Sốt tăng dần từng ngày, thường tăng về buổi chiều trong 5-7 ngày đầu của bệnh.
- Nhức đầu kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi, mất ngủ.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón
- Chảy máu cam, thường chỉ gặp ở trẻ em.
- Ho khan, đau bụng, tức ngực ít gặp hơn.
- Thời kỳ toàn phát: từ tuần thứ 2 và kéo dài 2 – 3 tuần.
- Sốt là triệu chứng quan trọng nhất, sốt cao liên tục 39 – 40 độ C kèm theo nhức đầu và mệt mỏi. Rét run từng cơn và đổ mồ hôi chỉ gặp 1/3 trường hợp.
- Mạch nhiệt phân ly: ngày nay rất hiếm gặp.
- Dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng: môi khô, má đỏ, lưỡi bẩn, hơi thở hôi; bệnh nhân không tỉnh táo rồi dần chuyển thành hôn mê.
- Đi ngoài phân lỏng (5-6 lần/ngày), mùi khẳn; trướng bụng, đầy hơi, đau nhẹ lan khắp bụng; gan to, lách to gặp 30 – 50% các trường hợp.
- Lưỡi có màu trắng bẩn, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ (dấu hiệu lưỡi quay).
- Loét vòm hầu họng.
- Hồng ban: gặp 30% số trường hợp, xuất hiện vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh, đường kính 2-4mm; vị trí thường gặp ở bụng, ngực, hông; và mất sau 2-3 ngày.
- Khám tim, phổi: thấy các dấu hiệu suy tim, viêm phổi
- Thời kỳ lui bệnh
- Nếu không có biến chứng, bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3 – 4. Bệnh nhân sẽ hạ sốt, các triệu chứng từ từ thuyên giảm, và dần phục hồi.
- Thương hàn ở trẻ dưới 5 tuổi thường không điển hình, hay gặp tiêu chảy, nôn mửa, ít khi táo bón, sốt cao gây co giật toàn thân.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh cảnh thương hàn rất nặng, có tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Ngoài ra, ở bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch như: dị dạng đường mật, tiểu đường, sốt rét, … cũng thường có bệnh cảnh nặng
Nguyên nhân
Căn nguyên gây bệnh thương hàn là do trực khuẩn Salmonella (S. typhi và S. paratyphi A, B) gây nên. Vi khuẩn thương hàn vào cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Nội độc tố rất độc hại làm tổn thương ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Nội độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương thần kinh và nhiễm độc toàn thân. Vi khuẩn thương hàn có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.
Đối tượng nguy cơ
Bệnh thương hàn lây truyền do con đường trực tiếp và gián tiếp. Đây là bệnh có tính lây lan rất cao nên cần được phát hiện và điều trị sớm. Cụ thể con đường lây thương hàn gồm:
- Lây truyền trực tiếp: Tức là vi khuẩn cư trú trong chất thải hay đồ dùng cá nhân như áo quần của người bệnh và có thể lây trực tiếp sang người lành nếu tiếp xúc phải.
- Gián tiếp lây từ đồ ăn đồ uống đi vào cơ thể khác: cụ thể như đồ ăn sống, thói quen uống nước lã từ ao hồ, sông suối có nguy cơ mang bệnh này. Bên cạnh đó, ruồi là vật trung gian truyền bệnh khiến vi khuẩn phát triển và lây lan nhanh. Phương thức lây lan gián tiếp cũng là đường lây chủ yếu khiến thương hàn dễ trở thành dịch lớn. Tuy nhiên hiện nay, điều kiện vệ sinh của cộng đồng đã cải thiện đáng kể so với trước đây, nên nguy cơ lây truyền bệnh thương hàn đã giảm dần theo thời gian.
Chẩn đoán
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn salmonella đều thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác nhất. Một số xét nghiệm cần làm để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị, bao gồm: công thức máu; cấy các bệnh phẩm (như máu, dịch tủy xương, dịch mật, nước tiểu, phân) để xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp cho việc điều trị; xét nghiệm miễn dịch học như Widal, RIA, ELISA, PCR… có giá trị chẩn đo.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh có thể ap dụng một số phương pháp sau:
- Cải thiện vệ sinh môi trường
- Ăn uống vệ sinh
- Cách ly bệnh nhân, xử lý chất thải
- Điều trị người lành mang trùng
- Ở những nơi bệnh thương hàn thường xuyên xảy ra nên tiêm phòng bằng vắc-xin, tùy từng hiệu lực của từng loại vắc-xin có thể tiêm nhắc lại sau 2-5 năm.
Điều trị thương hàn
Hầu hết các trường hợp có cơ địa khỏe mạnh đều có thể phục hồi trong vòng từ vài ngày đến một tuần mà không cần điều trị phức tạp. Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định:
- Điều trị mất nước: Đối với tình trạng nhiễm khuẩn salmonella, người bệnh cần tập trung vào việc bổ sung nước và chất điện giải bị mất. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, lựa chọn tối ưu là chăm sóc tại phòng cấp cứu với phương pháp truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Thuốc: Bên cạnh việc bổ sung đủ nước, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn để chỉ định sử dụng kèm một số loại thuốc sau:
- Thuốc chống tiêu chảy: Các loại thuốc như Loperamid có thể giúp làm giảm triệu chứng đau bụng do tiêu chảy nhưng đồng thời cũng có khả năng kéo dài tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn nếu nghi ngờ salmonella đã xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng hoặc làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Kết luận
Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu hiểu rõ về nó. Việc duy trì vệ sinh cá nhân và thực phẩm, tiêm phòng đúng lịch và xử lý kịp thời các triệu chứng ban đầu là những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ, và luôn chú ý đến các biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt hàng ngày.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.