Bạn đang gặp rắc rối với vấn đề táo bón hoặc khó tiêu dai dẳng? Thuốc Sorbitol có thể là giải pháp hiệu quả cho bạn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về công dụng, liều lượng và các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng thuốc Sorbitol để bạn có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.
Những điều cần biết về thuốc sorbitol
Thuốc sorbitol là gì?
Thuốc sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, được dùng phổ biến đối với người bị táo bón hoặc khó tiêu. Trong đó, táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra như ít vận động, thường xuyên nhịn đại tiện, chế độ ăn ít chất xơ, tác dụng phụ của một số loại thuốc khác,… Thuốc sorbitol được dùng để cải thiện chứng táo bón khi người bệnh đã tăng cường vận động và điều chỉnh chế độ ăn nhưng không đạt hiệu quả.
Thuốc sorbitol có thành phần chính là sorbitol, trong đó chứa nhiều nhóm hydroxyl.
Các dạng bào chế và hàm lượng thuốc
- Thuốc bột uống: Gói 5g.
- Dung dịch uống: 70%.
- Dung dịch thụt trực tràng: 70%.
- Dung dịch vô khuẩn để rửa: 3% (3 000 ml, 5 000 ml); 3,3% (2.000 ml, 4000 ml).
Chỉ định sử dụng thuốc
Sorbitol được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu.
- Điều trị táo bón không thường xuyên ở người lớn
- Điều trị phụ trợ chứng khó tiêu ( tiêu hóa chậm, đầy hơi)
Tưới rửa bàng quang trong phẫu thuật tiết niệu.
Các trường hợp chống chỉ định
Những trường hợp không sử dụng Sorbitol bao gồm:
- Quá mẫn với thành phần thuốc Sorbitol.
- Viêm đại tràng thực thể (viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn), hội chứng tắc ruột hay bán tắc, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
- Vô niệu.
- Tắc đường dẫn mật.
- Người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp).
Công dụng của thuốc sorbitol đến sức khoẻ
- Thuốc Sorbitol có tác dụng làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đi qua đường ruột,, giúp giảm cảm giác khó chịu và đau khi đi tiêu, giảm tình trạng táo bón.
- Thuốc Sorbitol cũng có thể được sử dụng để làm sạch đường ruột trước các quá trình y tế như xét nghiệm, phẫu thuật,…giúp loại bỏ chất cặn và phân tử từ ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị khác.
Liều dùng của thuốc sorbitol
Liều dùng cho người lớn
- Dạng thuốc gói (5g):
- Điều trị triệu chứng khó tiêu: Dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có khó tiêu, người lớn 1 – 3 gói mỗi ngày.
- Điều trị táo bón: Người lớn dùng 1 gói vào lúc đói, buổi sáng. Ghi chú: Pha 1 gói trong 1/2 cốc nước, uống trước bữa ăn 10 phút.
- Dạng dung dịch thuốc:
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Chỉ được dùng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu với liều đơn và không thường xuyên.
- Dung dịch thụt trực tràng: Người lớn liều thường dùng để thụt là 120 ml dung dịch 20 – 30%;
- Dung dịch uống 70 % sorbitol: Người lớn uống liều 30 – 150 ml;
- Khi sử dụng kết hợp với than hoạt: Than hoạt uống để làm thuốc hấp phụ giải độc, sử dụng kết hợp với sorbitol cho dễ uống đồng thời sorbitol làm cho đi ỉa lỏng để thải trừ than và chất độc được than hấp phụ ra ngoài. Người lớn: Uống dung dịch sorbitol 70 % liều 4,3 ml/kg kết hợp với than hoạt liều 1 g/kg, cứ 4 giờ uống 1 lần cho đến khi đi ngoài ra than hoạt.
Liều dùng cho trẻ em
- Dạng thuốc gói 5g:
- Điều trị táo bón: Người lớn dùng 1 gói vào lúc đói, buổi sáng. Trẻ em 1/2 liều người lớn. Ghi chú: Pha 1 gói trong 1/2 cốc nước, uống trước bữa ăn 10 phút.
- Dung dịch thụt trực tràng:
- Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều thường dùng để thụt là 120 ml dung dịch 20 – 30%;
- Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: 30 – 60ml dung dịch 20 – 30%.
- Dung dịch 70 % sorbitol uống:
- Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống liều 30 – 150 ml;
- Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Uống 2 ml/kg.
- Khi sử dụng kết hợp với than hoạt: Than hoạt uống để làm thuốc hấp phụ giải độc, sử dụng kết hợp với sorbitol cho dễ uống đồng thời sorbitol làm cho đi ỉa lỏng để thải trừ than và chất độc được than hấp phụ ra ngoài. Trẻ em: Uống dung dịch sorbitol 35 % liều 4,3 ml/kg kết hợp với than hoạt liều 1 g/kg;
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc sorbitol
Không khuyến cáo sử dụng kéo dài : Táo bón không thường xuyên có thể liên quan đến một sự thay đổi gần đây trong lối sống ( du lịch). Thuốc này có thể sử dụng điều trị ngắn hạn.
Bệnh nhân nên tham khảo y khoa trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục điều trị trong trường hợp:
- Táo bón gần đây không do thay đổi lối sống
- Táo bón kèm nôn, đau bụng, sốt, sình bụng, máu trong phân, sụt cân. Thật sự những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng hơn.
- Triệu chứng dai dẳng hoặc khi táo bón kèm rối loạn khác như táo bón xen kẽ tiêu chảy, nhầy trong phân, đại tiện không tự chủ,..
Các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc sorbitol
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Nội tiết và chuyển hoá: Mất cân bằng chất lỏng và điện giải, nhiễm acid lactic.
Tiêu hoá: Tiêu chảy, đau bụng, nôn và buồn nôn, đặc biệt ở những người bệnh có “đại tràng kích thích” hoặc trướng bụng.
Ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ khi xảy ra tác dụng không mong muốn nặng.
Giải đáp thắc mắc trong quá trình sử dụng sorbitol
Uống sorbitol bao lâu có tác dụng ?
Thời gian mà thuốc sorbitol bắt đầu có tác dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cá nhân và tình trạng sức khỏe cụ thể. Tuy nhiên, thường thì tác dụng của sorbitol bắt đầu xuất hiện trong khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi uống.
Sorbitol hoạt động bằng cách tạo ra tác dụng osmotic trong ruột, làm tăng sự hấp thụ nước và làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đi qua đường ruột. Do đó, thời gian mà tác dụng của sorbitol bắt đầu cảm nhận thường phụ thuộc vào tốc độ tiêu hóa và hấp thụ của mỗi người.
Nếu sau khi uống sorbitol mà không có hiệu quả trong khoảng thời gian 6-8 giờ hoặc nếu cảm giác khó chịu tăng lên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc bệnh viện để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng hoặc phương pháp điều trị phù hợp.
Dùng thuốc để trị táo bón chỉ hỗ trợ cho sự thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không đảm bảo, cần thay đổi lối sống với việc tăng cường chất xơ tự nhiên trong rau và uống nhiều nước, thực hiện hoạt động thể lực và tập luyện lại thói quen đi tiêu.
Uống nhiều sorbitol có sao không?
Thời gian tối đa bệnh nhân tự uống thuốc mà không cần tư vấn y khoa được giới hạn trong 1 tuần.
Một số vấn đề mà việc uống quá nhiều sorbitol có thể gây ra: gây tiêu chảy, tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Rối loạn nước và điện giải do dùng nhiều liều lặp lại, xử trí: Bù nước và điện giải nếu cần.
Khó chịu và buồn nôn: uống quá nhiều sorbitol có thể gây ra kích ứng hoặc tác động không mong muốn lên niêm mạc dạ dày và ruột, đặc biệt là ở những người có dạ dày nhạy cảm hoặc vấn đề về ruột.
Để tránh những vấn đề này, bạn nên tuân thủ liều lượng được khuyến nghị và không sử dụng quá nhiều sorbitol mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của tác dụng phụ, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.