Atropin là một loại thuốc nhỏ mắt được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong nhãn khoa. Dưới đây là những thông tin liên quan đến thuốc nhỏ mắt atropin, bạn đọc hãy cùng Pharmacity tìm hiểu xem thuốc nhỏ mắt atropin có tác dụng gì nhé!
Tìm hiểu về Atropin
Thuốc atropin là alcaloid kháng muscarin, công thức hóa học là C17H23NO3, một hợp chất amin bậc ba, có cả tác dụng lên trung ương và ngoại biên. Thuốc ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể muscarinic của các cơ quan chịu sự chi phối của hệ đối giao cảm (sợi hậu hạch cholinergic) và ức chế tác dụng của acetylcholin ở cơ trơn không có dây thần kinh cholinergic.
Các dạng thuốc và hàm lượng tương ứng:
- Viên nén 0,4 mg.
- Thuốc tiêm (dung dịch dạng sulphate): 0,05 mg/ml (5 ml); 0,1 mg/ml (5 ml, 10 ml); 0,4 mg/0,5 ml (0,5 ml); 0,4 mg/ml (0,5 ml, 1 ml, 20 ml); 1 mg/ml (1 ml).
- Thuốc tiêm 1% dùng trong nhãn khoa.
- Thuốc mỡ tra mắt dạng sulphat: 1% (3,5 g).
- Dung dịch thuốc nhỏ mắt dạng sulphat: 1% (2 ml; 5 ml; 15 ml) chứa benzalkonium.
Các trường hợp nào nên sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin
Chỉ định
- Viêm màng bồ đào: Thuốc atropin giúp làm giảm viêm và giảm nguy cơ biến chứng.
- Giãn đồng tử: Thuốc atropin được sử dụng để giãn đồng tử trong các trường hợp khám mắt, phẫu thuật mắt hoặc điều trị lác mắt.
- Kiểm soát cận thị: Các nghiên cứu gần đây cho thấy Atropin nồng độ thấp có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị ở trẻ em.
Chống chỉ định
- Glaucoma góc hẹp hoặc góc đóng.
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
- Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và dị ứng để được cân nhắc về việc sử dụng dung dịch nhỏ mắt Atropin.
Liều dùng của thuốc nhỏ mắt atropin (Dung dịch nhỏ mắt 1%)
- Giãn đồng tử, liệt cơ thể mi (trước thủ thuật): Nhỏ 1 – 2 giọt 1 giờ trước thủ thuật.
- Viêm màng bồ đào: Nhỏ 1 – 2 giọt, 4 lần/ngày.
Tác dụng không mong muốn (ADR):
- Thường gặp, ADR > 1/100
- Toàn thân: Khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản.
- Mắt: Giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng.
- Tim – mạch: Chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp.
- Thần kinh trung ương: Lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.
- Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
- Toàn thân: Phản ứng dị ứng, da bị đỏ ửng và khô, nôn.
- Tiết niệu: Đái khó.
- Tiêu hóa: Giảm trương lực và nhu động của ống tiêu hóa, dẫn đến táo bón.
- Thần kinh trung ương: Lảo đảo, choáng váng.
Khi sử dụng thuốc atropin cần lưu ý điều gì?
Đối tượng cần thận trọng:
- Trẻ em và người cao tuổi (dễ bị tác dụng phụ của thuốc), không nên dùng atropin nhỏ mắt cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ em có hội chứng Down.
- Người bị tiêu chảy.
- Người bị sốt, bị nhược cơ.
- Người suy tim, mổ tim.
- Người đang bị nhồi máu cơ tim cấp, có huyết áp cao.
- Người suy gan, suy thận.
- Dùng atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em, có thể gây ra ngộ độc toàn thân.
- Chú ý khi tra mắt cho trẻ em dùng loại atropin 0,5% và dùng bông ấn góc trong mắt trong vài phút, tránh thuốc xuống miệng gây độc .
Dùng atropin nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.
- Atropin có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do vậy, bạn nên cẩn thận khi sử dụng atropin nếu bạn đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Atropin có thể tương tác với một số loại thuốc khác:
- Atropin và rượu: Nếu uống rượu đồng thời với dùng atropin, thì khả năng tập trung chú ý bị giảm nhiều, khiến cho điều khiển xe, máy dễ nguy hiểm.
- Atropin và các thuốc kháng acetylcholin khác: Các tác dụng kháng acetylcholin sẽ mạnh lên nhiều, cả ở ngoại vi và trung ương. Hậu quả có thể rất nguy hiểm.
- Atropin và một số thuốc kháng histamin, butyrophenon, phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, ức chế MAO: Nếu dùng atropin đồng thời với các thuốc trên thì tác dụng của atropin sẽ tăng lên.
- Atropin có thể làm giảm hấp thu thuốc khác vì làm giảm nhu động của dạ dày.
Lưu ý khi dùng thuốc
- Atropin là thuốc kê đơn, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng đúng liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, cũng như không tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
- Sản phẩm chỉ được dùng nhỏ mắt, không dùng để tiêm.
- Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi bên ngoài bao bì hay khi thấy chất lượng dung dịch có đã có sự thay đổi, sản phẩm biến chất, biến màu,…
- Không để đầu lọ nhỏ chạm vào mi mắt hoặc mí mắt vì điều này sẽ làm đầu lọ nhỏ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng dung dịch nhỏ mắt.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.