Ung thư xương là một trong những căn bệnh hiểm nghèo, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về ung thư xương, những thực phẩm nên và không nên ăn, cùng các lưu ý quan trọng để phòng bệnh.
Chế độ ăn cho người bị ung thư xương rất quan trọng
Ung thư xương là bệnh gì?
Ung thư xương (tiếng Anh là Bone Cancer) là bệnh xảy ra khi một khối u hoặc một khối mô bất thường hình thành trong xương. Đây là loại ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Một khối u được đánh giá ác tính (ung thư) khi phát triển mạnh mẽ và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Có hai loại chính: ung thư xương nguyên phát (xuất phát từ xương) và ung thư xương thứ phát (lan từ bộ phận khác đến xương). Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau nhức xương, sưng tấy, và dễ gãy xương. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
Người bị ung thư xương nên ăn gì?
Điều trị ung thư xương có thể gây đau đớn và buồn nôn. Từ đó, cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và dần chán ăn. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng tin rằng thèm ăn không có nghĩa là cơ thể cần thêm năng lượng. Vì vậy, người bệnh ung thư xương nên cố gắng ăn uống đầy đủ dù không thèm ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư xương cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị. Một số thực phẩm người bệnh nên ăn bao gồm:
- Thực phẩm giàu protein: Bệnh nhân ung thư xương cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và protein có trong các loại thịt động vật như: thịt bò, thịt lợn, gia cầm… Ngoài ra, sử dụng các loại hải sản như tôm cua, ốc, mực… Đây là nguồn cung cấp vitamin và nhiều vi chất tốt cho sức khỏe và giúp tái tạo xương.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên sử dụng các loại trứng gà, trứng vịt, ngỗng… Bởi các loại trứng chứa nhiều vitamin D, protein, lipid, vitamin A, canxi, sắt, vitamin B12, choline, cholesterol… giúp cho xương chắc khỏe.
- Rau xanh và trái cây: Đây chính là loại thực phẩm có lợi khác mà người mắc bệnh ung thư nên ăn. Cụ thể, các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,… Việc có sự hiện diện của chúng trong thực đơn sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị.
Do đó, người bệnh đừng quên tiêu thụ loại thực phẩm này, nhất là cà chua, súp lơ, sú cà rốt, bông cải xanh, cải thìa,… Và cần phải lựa chọn các loại rau tươi, sạch, đảm bảo về chất lượng.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Người mắc ung thư có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch,… trong các bữa ăn của mình để giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó, góp phần vào việc cải thiện được sức khỏe, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa giàu canxi và vitamin D nên tốt cho xương. Hãy chọn các sản phẩm ít béo hoặc không béo để hạn chế calo dư thừa.
- Dầu thực vật và các loại hạt: Những thực phẩm này cung cấp chất béo lành mạnh và axit béo omega-3. Ví dụ: dầu oliu, hạt chia, hạt lanh.
Người bị ung thư xương nên hạn chế ăn gì?
Để hỗ trợ quá trình điều trị và tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn, người bị ung thư xương cần hạn chế một số loại thực phẩm sau:
- Rượu, bia, cafe
Đây là các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích gây cản trở cho quá trình liền và tái tạo, phục hồi xương. Rượu bia làm rối loạn hoạt động của tế bào xương và còn làm các tế bào ung thư xương nhanh chóng phát triển, di căn.
Việc sử dụng cà phê sẽ làm giảm lượng canxi từ những thực phẩm hấp thu, khiến xương yếu đi và dễ bị tổn thương bởi các tế bào ung thư hoặc các tác nhân bên ngoài tác động đến xương.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường và đồ ngọt
Những thực phẩm dầu mỡ, đường và đồ ngọt bệnh nhân ung thư xương không nên sử dụng bởi những thực phẩm này ảnh hưởng lớn đến xương, quá trình tái tạo xương. Đồng thời, các thực phẩm này còn gây ra các hiện tượng béo phì, thừa cân, gây thêm áp lực cho xương.
Dầu mỡ, đường, đồ ngọt còn giúp các tế bào ung thư liên tục phân chia, phát triển và di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Các loại món ăn như cánh gà rán, thịt rán, nem nướng, xúc xích nướng, đồ ngọt, bánh mứt kẹo, chocolate, nước ngọt… bệnh nhân ung thư xương nên hạn chế ăn.
- Thực phẩm phẩm chế biến sẵn, ẩm mốc, lên men
Những loại thực phẩm chế biến sẵn, ẩm mốc, lên men khá nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư xương. Đối với bệnh nhân ung thư xương cần hạn chế ăn thịt đỏ dưới 200g mỗi ngày, loại bỏ đến mức thấp nhất các loại thực phẩm như: xúc xích, đồ hộp, thịt muối, cà muối, cá muối, thịt muối… khiến bệnh ung thư xương càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý phòng bệnh
Phòng ngừa ung thư xương đòi hỏi một lối sống lành mạnh và khoa học. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Chế độ ăn uống cân đối: Hạn chế các thực phẩm có hại và tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Tập luyện thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sức khỏe xương và cơ, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Tránh tiếp xúc với các tia xạ, hóa chất độc hại, và các yếu tố môi trường có hại.
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bị ung thư xương là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi. Bằng cách lựa chọn những thực phẩm an toàn và lành mạnh, kết hợp với lối sống khoa học, người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường sức khỏe. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!