Trẻ 8 tháng tuổi cần nguồn dinh dưỡng phong phú và cân đối từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó, việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ 8 tháng tuổi cần bổ sung các chất dinh dưỡng nào?
Trong giai đoạn ăn dặm, bé 8 tháng tuổi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phát triển cơ thể nhanh chóng. Trong số các dưỡng chất quan trọng cần thiết, có thể kể đến 5 loại sau:
- Protein: Là một trong những dưỡng chất giúp hình thành và phát triển cơ bắp và cung cấp năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể của bé. Thực phẩm giàu protein bao gồm trứng, ức gà, phô mai, sữa nguyên chất và súp lơ.
- Sắt: Là khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hình thành máu. Sắt thường có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, cá và các loại rau có màu xanh đậm bao gồm rau dền, rau ngót, cải bó xôi.
- Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp trẻ ăn ngon, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và hỗ trợ phát triển chiều cao. Mẹ có thể bổ sung kẽm vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thông qua các loại thịt, cá, cây họ đậu, trứng, và một số loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh,…
- Axit béo omega-3: Omega-3 có tác dụng hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác cho trẻ nhỏ. Dưỡng chất này thường có trong các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ), sữa nguyên chất và rau củ.
- Các loại vitamin: Các loại vitamin bao gồm vitamin A, C, E, D và B12 đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ 8 tháng tuổi.
Trong giai đoạn ăn dặm trẻ 8 tháng cần được bổ sung đa dạng nguồn dinh dưỡng
Liều lượng ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Mỗi bữa ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với chế độ ăn của từng bé trong một ngày. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé, bạn có thể phân chia liều lượng như sau:
- Sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức): 600ml – 800ml/ngày
- Tinh bột (gạo, yến mạch,…): 75g – 90g/ngày
- Đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…): 45g – 50g/ngày
- Chất béo (dầu, mỡ): 15g – 20g/ngày
- Chất xơ (rau xanh): 50g – 80g/ngày
- Vitamin và khoáng chất (trái cây): 60g – 100g/ngày
Bé 8 tháng cần bổ sung dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ và các thực phẩm khác
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng trong vòng 1 tuần mà ba mẹ có thể tham khảo:
Thời gian | Bữa sáng
(6:00 – 10:00) |
Bữa trưa
(11:00 – 14:00) |
Bữa chiều
(16:00 – 18:00) |
Bữa tối
(19:00) |
Thứ Hai | – Sữa mẹ/Sữa công thức
– Cháo thịt gà và khoai tây – Bữa phụ: Bánh flan cho bé |
– Cháo lươn cho bé
– Trái cây tùy ý |
– Rau củ luộc
– Bánh sữa chua phô mai |
Mẹ có thể cho bé uống sữa tuỳ theo nhu cầu của mỗi bé |
Thứ Ba | – Sữa mẹ/Sữa công thức
– Cháo thịt bò cho bé – Bánh rán doremon |
– Sữa đậu xanh hạt sen
– Súp khoai lang với tôm |
– Sinh tố dưa hấu
– Súp tôm |
|
Thứ Tư | – Sữa mẹ/Sữa công thức
– Cháo su su với thịt bò – Bữa phụ: Bánh quy yến mạch |
– Sữa bí đỏ
– Cháo ếch cho bé |
– Nước ép cà rốt cho bé
– Bánh bông lan cho bé |
|
Thứ Năm | – Sữa mẹ/Sữa công thức
– Cháo cá hồi cho bé – Bữa phụ: Bánh chuối cho bé |
– Sữa công thức
– Súp thịt heo |
– Lê hấp đường phèn
– Bánh sữa chua |
|
Thứ Sáu | – Sữa mẹ/Sữa công thức
– Súp trứng gà rau củ – Bữa phụ: Bánh muffin cho bé |
– Cháo sườn hạt sen
– Trái cây tùy ý |
– Bánh khoai tây
– Rau củ hấp |
|
Thứ Bảy | – Sữa mẹ/Sữa công thức
– Súp bắp đậu hũ non – Bữa phụ: Bánh gạo ăn dặm |
– Sữa bắp
– Cháo trứng gà cho bé |
– Bánh trứng đậu xanh
– Sữa công thức |
|
Chủ Nhật | – Sữa mẹ/Sữa công thức
– Cháo tôm cho bé – Bữa phụ: Bánh rau củ |
– Sữa công thức
– Súp óc heo |
– Chuối trộn táo
– Bánh bí đỏ |
Một số loại thực phẩm cần tránh khi cho bé 8 tháng ăn dặm
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý tránh các loại thực phẩm sau:
- Nước ép trái cây chứa nhiều đường: Vì có thể gây sâu răng và các vấn đề về đường ruột.
- Sữa bò: Trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng sữa bò vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé.
- Thịt hun khói và thịt đã qua chế biến: Các loại thịt này chứa nhiều natri và chất béo, không phù hợp cho bé 8 tháng tuổi.
- Bơ hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng: Đây là loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ 8 tháng tuổi.
- Quả mọng hoặc trái cây có múi: Các loại trái cây như bưởi, cam, quýt có thể gây khó chịu cho dạ dày của bé.
- Mật ong: Mật ong không được khuyến khích cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc từ vi khuẩn Clostridium botulinum.
Lưu ý cần biết khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Dưới đây một số lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng:
- Nên nấu cháo ăn dặm cho bé với tỷ lệ 10g gạo: 70ml nước để đảm bảo món ăn không quá đặc hoặc quá lỏng để bé tập nhai tốt hơn.
- Đối với bé dưới 1 tháng tuổi, mẹ không nên thêm bất kỳ gia vị nào vào thức ăn. Mẹ có thể thêm 1 muỗng dầu ăn dặm vào món ăn của bé để bổ sung thêm một lượng nhỏ chất béo cần thiết cho trẻ.
- Trong mỗi bữa ăn của bé, không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng,…vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé.
- Bên cạnh việc chuẩn bị các món ăn dặm thì mẹ cũng nên xen kẽ sữa mẹ vào các bữa ăn trong ngày. Bởi vì sữa mẹ luôn cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ trong 2 năm đầu.
- Ngoài ra, mẹ cần vệ sinh kỹ dụng cụ chế biến và dụng cụ cho trẻ ăn thường xuyên để tránh việc vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Việc thực hiện các món ăn theo thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi là nền tảng quan trọng giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.