Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với cái tên axit folic – loại vitamin luôn được các bác sĩ khuyến khích nên bổ sung vào chế độ ăn. Vậy thiếu vitamin B9 bị bệnh gì? Cách bổ sung hợp chất này như thế nào là phù hợp? Hãy cùng Pharmacity trả lời các câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây.
Vitamin B9 là gì?
Vitamin B9 hay còn được gọi là axit folic, thuộc một dạng tổng hợp của folate. Bên cạnh đó, chúng có thể hòa tan được trong nước và còn là thành phần cấu tạo nên các tế bào hồng cầu và nucleoprotein, đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp DNA cùng với axit amin.
Chính vì thế, vitamin B9 đã được xếp vào nhóm 13 loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Bởi chúng mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe, cụ thể như:
- Phòng ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh: Thực tế, axit folic có khả năng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của ống thần kinh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nên uống vitamin B9 trước khi sinh mỗi ngày, nhằm đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé.
- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ: Khi vitamin B9 kết hợp cùng vitamin B6 và B12 sẽ giúp kiểm soát tốt nồng độ homocysteine cao trong máu. Bởi nồng độ homocysteine tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Cải thiện tâm trạng và trí tuệ: Thật vậy, axit folic được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị chứng trầm cảm và ngăn ngừa hiệu quả.
- Tăng cường sức khỏe trí não: Một nghiên cứu đã cho thấy rằng hàm lượng vitamin B9 thấp có liên quan đến chức năng não kém, dẫn đến sa sút trí tuệ nghiêm trọng. Vậy nên, bổ sung đầy đủ nồng độ axit folic sẽ giúp cải thiện chức năng não, đặc biệt ở những người bị suy giảm trí tuệ hay mắc bệnh Alzheimer.
Vitamin B9 là gì?
Những dấu hiệu thiếu vitamin B9 của cơ thể
Sau khi tìm hiểu các tác dụng từ axit folic, liệu bạn có thắc mắc “Làm sao để nhận biết các dấu hiệu thiếu vitamin B9 trong cơ thể?”. Thực tế, khi thiếu hụt hợp chất này, bạn sẽ cảm nhận cơ thể có những thay đổi bất thường, cụ thể như:
- Lưỡi bị sưng và loét ở miệng: Khi tình trạng này xảy ra, đầu lưỡi cũng như các khu vực xung quanh lưỡi sẽ bị sưng đỏ lên, gây khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, thiếu vitamin B9 cũng gây nên tình trạng nhiệt miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt cá nhân.
- Luôn cảm thấy bị khó thở: Do vitamin B9 đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp sản sinh ra hồng cầu và bạch cầu cho cơ thể. Vậy nên, dấu hiệu thiếu vitamin B9 dễ nhận thấy chính là tình trạng khó thở và dễ bị hụt hơi.
- Ăn không ngon, làm mất vị giác khi ăn: Do tình trạng lưỡi bị sưng bởi tình trạng thiếu vitamin B9 gây nên, vì thế sẽ khiến bạn bị mất vị giác khi ăn. Bởi lúc này, lưỡi không thể gửi thông tin đến não thông qua hệ thần kinh.
- Da tái nhợt: Hồng cầu là một tế bào máu và chứa loại protein chính là hemoglobin, có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy. Do đó, khi cơ thể không bổ sung đủ axit folic làm suy giảm lượng hồng cầu và hemoglobin, gây nên tình trạng thiếu oxy cho cơ thể. Từ đó, dẫn đến da bị nhợt nhạt, tê buồn chân tay hay cơ thể dễ mệt mỏi và yếu ớt.
Những dấu hiệu thiếu vitamin B9 của cơ thể
Thiếu vitamin B9 gây ra bệnh gì?
Thông qua các dấu hiệu thiếu vitamin B9 ở phía trên, chúng ta thấy rằng hợp chất này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Vậy tình trạng thiếu vitamin B9 kéo dài gây bệnh gì? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu ngay dưới đây.
- Gây bệnh mất trí nhớ và Alzheimer: Khi cơ thể chứa lượng lớn homocysteine sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não bộ, dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Trong khi đó, vitamin B9 có khả năng làm giảm nồng độ homocysteine, vậy nên thiếu hụt axit folic sẽ làm suy giảm chức năng não bộ và gây nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi.
- Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Thiếu hụt vitamin B9 làm tăng nồng độ homocysteine – Loại axit amin kích thích hình thành các cục máu đông, khiến động mạch bị thu hẹp và xơ cứng, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm.
- Mắc bệnh trầm cảm: Do vitamin B9 góp phần sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Vì thế, nếu nồng độ axit folic quá thấp sẽ khiến cơ thể gặp các tình trạng như lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và lâu dần sẽ dẫn đến chứng trầm cảm nặng.
Thiếu vitamin B9 gây ra bệnh gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B9
Thực tế, nếu bạn có một chế độ ăn uống điều độ và đa dạng các loại thực phẩm thì tình trạng thiếu vitamin B9 rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cơ thể thiếu hụt hợp chất này, nguyên nhân là do:
- Tình trạng nghiện rượu: Rượu là thức uống không những gây cản trở sự hấp thụ vitamin B9 mà còn đẩy nhanh tốc độ phân hủy. Chính vì thế, hợp chất này sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, đối với người nghiện rượu sẽ thường có chế độ ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng thiếu vitamin B9 cho cơ thể.
- Trong giai đoạn thai kỳ: Thời điểm này, nhu cầu bổ sung vitamin B9 tăng cao vì nó có vai trò quan trọng cho sự phát triển của các tế bào thai nhi. Tuy nhiên, một số bệnh như Celiac và bệnh viêm ruột sẽ khiến nồng độ folate suy giảm đáng kể. Ngoài ra, các cuộc phẫu thuật liên quan đến cơ quan tiêu hóa hoặc giảm mức axit dạ dày cũng làm cản trở sự hấp thụ hợp chất này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B9
Các cách bổ sung vitamin B9 hiệu quả
Vitamin B9 có mặt trong rất nhiều thực phẩm tự nhiên, chính vì thế bạn có thể thiết lập một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ. Cụ thể, bạn có thể bổ sung vitamin B9 thông qua các phương pháp sau:
- Bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên: Bông cải xanh, bánh mì, ngũ cốc, gan và thận động vật, bánh quy, cua, lòng đỏ trứng gà, đậu bắp, củ cải, và măng tây,…
- Bổ sung bằng thức uống: Nước ép cam, nước ép bưởi, nước ép chuối, sinh tố bơ, sinh tố dưa gang, nước ép ổi,…
Các cách bổ sung vitamin B9 hiệu quả
: Vitamin B9 có trong thực phẩm nào? Bật mí 7 thực phẩm giàu vitamin B9
Hàm lượng vitamin B9 cần thiết cho cơ thể
Như đã chia sẻ phía trên, vitamin B9 là một dưỡng chất quan trọng mà đối tượng nào cũng nên bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi và trường hợp cụ thể mà hàm lượng axit folic được sử dụng phù hợp. Trong đó, đối với người bình thường thì nhu cầu vitamin B9 cần bổ sung mỗi ngày như sau:
Độ tuổi |
Liều lượng vitamin B9 cần thiết |
0 – 6 tháng tuổi |
65 mcg/ngày |
7 – 12 tháng tuổi |
80 mcg/ngày |
1 – 3 tuổi |
150 mcg/ngày |
4 – 8 tuổi |
200 mcg/ngày |
9 – 13 tuổi |
300 mcg/ngày |
14 – 18 tuổi |
400 mcg/ngày |
Trên 19 tuổi |
400 mcg/ngày |
Phụ nữ mang thai |
400 – 800 mcg/ngày |
Phụ nữ đang cho con bú |
500 mcg/ngày |
Hàm lượng vitamin B9 cần thiết cho cơ thể
Hiện nay, vấn đề cơ thể thiếu vitamin B9 xuất hiện ngày càng nhiều cũng như người mắc bệnh đa số đều là người trẻ. Vậy nên, đây chính là tình trạng đáng lo ngại khi mọi người không chú ý đến dấu hiệu thiếu vitamin B9 trên cơ thể. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết cách bổ sung hàm lượng axit folic cần thiết để tránh mắc phải các bệnh không mong muốn nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Thiếu vitamin B2 gây ra bệnh gì? Cách bổ sung hiệu quả
- Thiếu vitamin B3: Làm thế nào để nhận biết và cách khắc phục
- Thiếu vitamin B5 có nguy hiểm không? Cách bổ sung đúng!
- Thiếu vitamin B6: Dấu hiệu nhận biết và cách bổ sung hiệu quả