Vitamin B6 thuộc một trong 8 loại vitamin B cần thiết cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vitamin B6 lại diễn ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng như người nghiện rượu, người thừa cân hay phụ nữ mang thai,… Vậy nên, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu khi cơ thể thiếu vitamin B6 thông qua bài viết dưới đây.
Vitamin B6 là gì?
Vitamin B6 hay còn được gọi là Pyridoxine thuộc nhóm vitamin B, có khả năng tan trong nước và được đào thải qua đường tiểu, vì thế với hợp chất này cơ thể không tự dự trữ được. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 bằng thực phẩm là rất cần thiết.
Ngoài ra, trong vitamin B6 gồm một số chất, như pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate cùng với pyridoxamine. Các hợp chất này đều liên quan đến chức năng sinh học của tuần hoàn, thần kinh và thể chất. Vì vậy, vitamin B6 sẽ có các tác dụng như:
- Làm chậm quá trình suy giảm nhận thức: Thật vậy, vitamin B6 có thể hỗ trợ cho chức năng não bằng cách làm giảm mức homocysteine, do nồng độ cao của loại protein này có trong cơ thể sẽ dễ gây bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer cũng như khiến suy giảm nhận thức cao hơn.
- Làm giảm buồn nôn cho phụ nữ mang thai: Thực tế thì vitamin B6 từ lâu đã được công nhận là một phương thuốc hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng buồn nôn, thai nghén và nặng nhất là tình trạng buồn nôn nhiều có thể dẫn đến việc nhập viện do mất nước nghiêm trọng.
- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Theo các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, vitamin B6 góp phần đáng kể trong ung thư đại trực tràng nhờ vào sự hoạt động của enzim đồng thời ngăn chặn sự lây lan của các tế bào khối u.
- Hỗ trợ tạo ra các tế bào máu nuôi dưỡng cơ thể: Bên cạnh đó, vitamin B6 còn giúp bảo vệ hệ tim mạch, duy trì sự ổn định của các chức năng não, giảm stress và tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin B6 là gì?
Những dấu hiệu thiếu vitamin B6 của cơ thể
Dấu hiệu thiếu vitamin B6 thường xảy ra khi các vitamin B khác trong cơ thể cũng ở hàm lượng thấp, nhất là vitamin B12 cùng với axit folic. Tuy nhiên, các dấu hiệu khi thiếu vitamin B6 sẽ có biểu hiện rất rõ trên cơ thể, vì vậy bạn vẫn có thể dễ dàng nhận ra. Chi tiết hơn, khi thiếu dưỡng chất này, bạn sẽ gặp các tình trạng như:
- Da bị bong tróc và phát ban: Hay còn được gọi là viêm da tiết bã, dễ xuất hiện trên da đầu, mặt, cổ hay ngực. Thêm vào đó, chúng rất dễ bong tróc và gây nên các mảng sưng hoặc trắng.
- Môi bị nứt và đau: Dấu hiệu khô, nứt môi không chỉ xảy ra khi thời tiết lạnh mà còn do cơ thể thiếu vitamin B6. Ngoài ra, khóe miệng cũng dễ bị sưng, nứt, dẫn đến tình trạng chảy máu và nhiễm trùng.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi: Do vitamin B6 giúp tạo ra các huyết sắc tố, được xem là protein trong các tế bào hồng cầu và mang oxy đi khắp cơ thể. Vì vậy, nếu các tế bào không đủ oxy sẽ gây bệnh thiếu máu. Từ đó, khiến bạn cảm thấy uể oải, chán nản.
- Đau nhói ở tay và chân: Đây là một trong những dấu hiệu thiếu vitamin B6 phổ biến, gây tổn thương thần kinh và dẫn đến tình trạng đau rát ở tay và chân.
Dấu hiệu thiếu vitamin B6 là khiến môi bị khô và nứt
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B6
Thực tế, khi cơ thể thiếu vitamin B6 sẽ làm thiếu hụt các vitamin khác trong nhóm. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây.
- Nghiện rượu: Tình trạng nghiện rượu gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan. Bên cạnh đó, người nghiện rượu sẽ không thể ăn uống đầy đủ, làm cho cơ thể thiếu hụt vitamin B cùng với các dưỡng chất khác, trong đó thiếu hụt vitamin B6 cũng không phải là ngoại lệ.
- Sử dụng thuốc làm cạn kiệt vitamin B6 trong cơ thể: Bao gồm các loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc isoniazid, thuốc hydralazine và thuốc dùng để điều trị các rối loạn về viêm khớp hay bệnh Wilson.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ: Thật ra, Vitamin B6 thường chứa nhiều trong các loại thực phẩm. Vì vậy, việc có một chế độ ăn uống không điều độ sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hợp chất này.
- Bị suy giảm khả năng hấp thụ thức ăn: Hội chứng này khiến cho các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ không được hấp thu đủ ở ruột non. Do đó, những người mắc hội chứng này sẽ dễ gặp tình trạng thiếu vitamin B6 cho cơ thể.
Ăn uống không điều độ dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin B6
Các cách bổ sung vitamin B6 hiệu quả
Cơ thể chúng ta không thể tự lưu trữ lượng lớn vitamin B6. Vậy nên, để tránh thiếu hụt hợp chất này, bạn có thể bổ sung chúng một cách thường xuyên, thông qua thực phẩm, thức uống và cả thực phẩm chức năng.
- Bổ sung từ thực phẩm: Cá bơn, ức gà không da, thịt lợn thăn, cá hồi, trứng, ngũ cốc nguyên hạt và gan bò,…
- Bổ sung từ thức uống: Nước ép cà rốt, sinh tố bơ, nước ép chuối, sữa bò,…
- Bổ sung vitamin B6 hiệu quả thông qua các loại thực phẩm chức năng
: Thiếu Vitamin D: Phải bổ sung thế nào cho đúng cách?
Các cách bổ sung vitamin B6 hiệu quả
Hàm lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể
Dựa theo Dược thư Quốc gia, hàm lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày sẽ dựa vào độ tuổi của từng giai đoạn, cụ thể như:
Độ tuổi |
Lượng vitamin B6 cần thiết |
Trẻ < 6 tháng tuổi |
0,1 mg/ngày |
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi |
0,3 mg/ngày |
Trẻ từ 1 – 3 tuổi |
0,5 mg/ngày |
Trẻ từ 4 – 8 tuổi |
0,6 mg/ngày |
Trẻ từ 9 – 13 tuổi |
1 mg/ngày |
14 – 19 tuổi |
Nam: 1,3 mg/ngày và nữ: 1,2 mg/ngày |
20 – 50 tuổi |
1,3 mg/ngày |
> 50 tuổi |
Nam: 1,7 mg/ngày và nữ: 1,5 mg/ngày |
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú |
2,1 – 2,2 mg/ngày |
Hàm lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể
Tóm lại, vitamin B6 là một hợp chất thiết yếu cho quá trình sinh hóa của cơ thể. Tuy nhiên, việc thiếu vitamin B6 cũng gây nên nhiều bất lợi đối với sức khỏe, nặng hơn là dẫn đến các bệnh tật nguy hiểm. Vì thế, nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn không nên chủ quan trong việc duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Thiếu vitamin A: Nguy hiểm như thế nào? Làm sao để bổ sung?
- Thiếu vitamin B1: Hiểu về tình trạng của cơ thể và cách bổ sung
- Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết
- Thiếu vitamin B12: Cách bổ sung nhanh chóng và hiệu quả
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.