Vitamin B3 có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể người, chúng giúp đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng của tế bào. Vậy thiếu vitamin B3 bị bệnh gì? Các phương pháp nào để bổ sung vitamin B3 cho cơ thể? Hãy cùng Pharmacity tham khảo những thông tin thú vị của hợp chất này ngay trong bài viết dưới đây.
Vitamin B3 là gì?
Vitamin B3 còn được gọi là Niacin, thuộc một trong 8 loại vitamin B. Đối với hợp chất này có hai dạng hóa học chính là Axit nicotinic và Nicotinamide (vitamin PP), đồng thời chúng cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và chất bổ sung. Bên cạnh đó, vitamin B3 có thể tan được trong nước, do đó mà cơ thể có thể bài tiết vitamin dư thừa thông qua nước tiểu nếu chúng không cần thiết.
Ngoài ra, vitamin B3 còn có vai trò chính là tổng hợp các NAD và NADP và có liên quan đến hơn 400 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Vì thế, chúng sẽ có tác dụng:
- Giúp làn da chắc khỏe: Hợp chất này giúp bảo vệ tế bào da ra khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Hơn thế nữa, vitamin B3 còn có tác dụng phòng ngừa một số loại ung thư da đồng thời làm giảm mụn, trắng da một cách hiệu quả và an toàn.
- Tăng cường chức năng não: Thực tế, bộ não của con người rất cần vitamin B3 – Là một phần của coenzyme NAD và NADP giúp tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động sống. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng điều trị một số loại tâm thần phân liệt bằng cách phục hồi tổn thương tế bào não.
- Làm giảm mỡ trong máu: Bằng cách tăng hàm lượng cholesterol tốt, giảm mức cholesterol xấu cùng với giảm hàm lượng chất béo trung tính có trong cơ thể. Chính vì thế, vitamin B3 sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim một cách hiệu quả.
- Ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp: Thật vậy, vitamin B3 giúp giải phóng prostaglandin từ đó làm giãn mạch, cải thiện lưu lượng máu đồng thời làm giảm huyết áp. Chính vì thế, đây là lí do hợp chất này có khả năng ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh cao huyết áp.
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1: Đây là loại bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể sẽ tự tấn công và phá hủy các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy. Ở một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B3 có thể bảo vệ các tế bào đó, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em.
Vitamin B3 là gì?
Những dấu hiệu thiếu vitamin B3 của cơ thể
Thông qua các tác dụng về hợp chất này, chúng ta thấy rõ vitamin B3 là một hợp chất rất cần thiết cho cơ thể. Vậy nên, việc thiếu Niacin sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu thiếu vitamin B3 dưới đây để kịp thời bổ sung hợp chất này nhé!
- Da bị khô và nổi mẩn ngứa
- Chứng khô mắt, thị lực bị suy giảm
- Môi dễ bị khô và sưng
- Thường xuyên tiêu chảy và táo bón
- Luôn cảm thấy lo âu, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý
- Dễ bị ảo giác và mất trí nhớ
Những dấu hiệu thiếu vitamin B3 của cơ thể
Thiếu vitamin B3 gây ra bệnh gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những thời điểm cơ thể gặp các vấn đề như môi dễ bị khô, cảm thấy lo âu, mệt mỏi, hay da bị khô và nổi mẩn. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này trong thời gian dài sẽ dễ mắc các bệnh như:
- Rối loạn chuyển hóa năng lượng: Tương tự như các loại vitamin nhóm B, hợp chất này cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate cùng với chất dinh dưỡng nhằm tạo nên NAD và NADP. Chính vì vậy, việc thiếu vitamin B3 sẽ khiến tế bào không được bổ sung đủ năng lượng, từ đó gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài, tiêu chảy, hay viêm dạ dày,…
- Ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh: Do vitamin B3 có khả năng làm giảm cholesterol xấu đồng thời tăng cường lưu thông máu. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt hợp chất này làm người bệnh dễ gặp tình trạng rối loạn thần kinh, mê sảng, sinh ra ảo giác và trầm cảm. Đối với trường hợp nhẹ sẽ gây rối loạn giấc ngủ, tâm trạng không ổn định.
- Mắc chứng bệnh Pellagra: Đây được xem là một bệnh lý rất nguy hiểm do cơ thể thiếu vitamin B3 gây nên. Bởi khi cơ thể không bổ sung đủ hợp chất này sẽ gây thiếu tryptophan và chứng Pellagra phát triển từ đó. Cụ thể, người bệnh sẽ bị tổn thương hệ tiêu hóa, rối loạn tâm thần và nặng nhất sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Thiếu vitamin B3 gây ra bệnh gì?
: Thiếu vitamin B5 có nguy hiểm không? Cách bổ sung đúng!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B3
Thực tế thì cơ thể xuất hiện các dấu hiệu thiếu vitamin B3 thường liên quan đến thói quen ăn uống của bản thân. Không những vậy, tình trạng thiếu hụt hợp chất này cũng do một số nguyên nhân khác mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.
- Gặp các vấn đề về đường ruột: Thật vậy, bị rối loạn hoặc gặp các bệnh lý về đường ruột sẽ khiến cơ thể hấp thu kém hay không thể bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm và dẫn đến tình trạng thiếu hụt hợp chất này.
- Bệnh nhân thiếu chất Tryptophan: Đây là một loại axit amin quan trọng của cơ thể, vậy nên thiếu hụt Tryptophan cũng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B3. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra đối với những người có hàm lượng protein trong cơ thể ít hơn bình thường.
- Một số vấn đề về sức khỏe khác: Chẳng hạn là thiếu vitamin B3 do gặp chấn thương vật lý, nghiện rượu, bệnh nhiễm trùng và sốt cao kéo dài. Bên cạnh đó, nếu cơ thể không bổ sung đủ hợp chất này thường dẫn đến việc thiếu hụt lượng vitamin B khác.
Nghiện rượu gây nên tình trạng thiếu vitamin B3 cho cơ thể
Các cách bổ sung vitamin B3 hiệu quả
Vitamin B3 luôn là một trong những dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển và tồn tại của cơ thể. Vậy bổ sung vitamin B3 bằng cách nào? Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà bạn có thể áp dụng.
- Bổ sung bằng thực phẩm giàu vitamin B3: Thịt gà, thịt bò, gan và thận động vật, lúa mì, yến mạch, thịt heo,…
- Bổ sung bằng thức uống giàu vitamin B3: Nước ép cà chua, nước bí đao, sinh tố cà rốt,…
Các cách bổ sung vitamin B3 hiệu quả
Hàm lượng vitamin B3 cần thiết cho cơ thể
Khi nhận thấy các dấu hiệu thiếu vitamin B3, bạn có thể bổ sung chúng thông qua thực phẩm và thức uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo hàm lượng vitamin B3 cần thiết, bởi hợp chất này không chỉ phụ thuộc vào giới tính mà còn phụ thuộc vào độ tuổi khác nhau.
Độ tuổi |
Hàm lượng vitamin B3 cần thiết |
Trẻ từ dưới 6 tháng tuổi |
2 mg/ngày |
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi |
3 mg/ngày |
Trẻ từ 1 – 4 tuổi |
6 mg/ngày |
Trẻ từ 4 – 9 tuổi |
8 mg/ngày |
Trẻ từ 9 – 14 tuổi |
12 mg/ngày |
Trẻ từ 14 tuổi trở lên |
16 mg/ngày |
Người lớn trên 19 tuổi |
Nam: 16mg/ngày và nữ: 14 mg/ngày |
Phụ nữ mang thai |
18 mg/ngày |
Hàm lượng vitamin B3 cần thiết cho cơ thể
Tóm lại, vitamin B3 có vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Vì thế, việc thiếu vitamin B3 cũng gây nên nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống, nặng hơn là dẫn đến các loại bệnh nguy hiểm. Do đó, đừng nên chủ quan trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nhé! Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có được phương pháp bổ sung vitamin B3 đúng cách cho bản thân và gia đình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Thiếu vitamin A: Nguy hiểm như thế nào? Làm sao để bổ sung?
- Thiếu vitamin B1: Hiểu về tình trạng của cơ thể và cách bổ sung
- Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết
- Thiếu vitamin B12: Cách bổ sung nhanh chóng và hiệu quả