Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tâm lý con người, là một dưỡng chất thiết góp mặt trong hầu hết các chức năng của cơ thể. Do đó, tình trạng thiếu vitamin B12 sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm kiến thức về nguyên nhân, hậu quả, dấu hiệu thiếu vitamin B12 và cách bổ sung, từ đó bạn đọc có thể tự bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình.
Vitamin B12 là gì?
Được biết, vitamin B12 là một loại chất dễ tan trong nước, có vai trò to lớn trong việc hình thành tế bào hồng cầu, hỗ trợ chức năng thần kinh, chuyển hóa tế bào và sản xuất ADN. Bên cạnh đó, loại chất này còn được lưu trữ trong cơ thể đến vài năm, điều này giúp cho tỉ lệ người bị thiếu vitamin B12 thường rất thấp.
Đóng vai trò là một dưỡng chất cần thiết, vitamin B12 góp mặt trong rất nhiều các hoạt động chuyển hóa và chức năng của cơ thể. Cụ thể hơn, một số vai trò nổi bật của loại vitamin này có thể được kể đến như sau:
- Giúp cấu tạo hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Hạn chế các trường hợp dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tốt cho sức khỏe của bé.
- Hỗ trợ chức năng não bộ hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
- Phòng bệnh loãng xương, giúp hệ xương khớp được chắc khỏe.
- Bảo vệ sức khỏe đôi mắt, phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.
Vitamin B12 là gì và có vai trò như thế nào?
Những dấu hiệu thiếu vitamin B12 của cơ thể
Tuy rằng có rất hiếm người gặp tình trạng thiếu loại dưỡng chất này, nhưng việc biết thêm về các dấu hiệu thiếu vitamin B12 là khá cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta có thể nhận biết tình trạng sức khỏe sớm và có cách điều trị hợp lý. Theo đó, có một số dấu hiệu nổi bật, giúp ta dễ dàng nhận ra, như là:
- Trở nên khó thở và tim đập nhanh.
- Tê bì tay chân.
- Da vàng hoặc nhợt nhạt.
- Lưỡi dễ bị sưng và viêm.
- Bị đầy hơi, chán ăn và táo bón.
- Thị lực yếu dần.
- Thái độ bất ổn, trầm cảm và lo âu.
Thiếu vitamin B12 dẫn tới tê bì chân tay
: Thiếu vitamin E: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách bổ sung
Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì?
Nếu để cho tình trạng thiếu hụt vitamin B12 diễn ra lâu ngày sẽ càng khiến cho cơ thể dễ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Suy nhược cơ thể: Việc thiếu đi vitamin B12 sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, buồn ngủ, kiệt sức và suy nhược. Tình trạng này càng kéo dài sẽ càng làm cho cơ thể yếu đi và cần thăm khám bác sĩ để được điều trị từ sớm.
- Tổn thương thần kinh: Nguyên do là vì vitamin B12 có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của hệ thần kinh. Do đó, khi thiếu đi loại dưỡng chất này sẽ làm cho chức năng thần kinh bị suy giảm, tổn thương và thoái hóa dây thần kinh ngoại biên, thần kinh thị giác,…
- Biến chứng nguy hiểm khác: Khi cơ thể bị thiếu vitamin B12 quá mức, dẫn tới thiếu máu trầm trọng, điều này rất dễ dẫn tới tình trạng suy tim và nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu vitamin B12 dẫn đến suy nhược cơ thể
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12
Trên thực tế, nếu chúng ta nhận biết ngay được dấu hiệu cũng như hiểu rõ về nguyên nhân thiếu vitamin B12, sẽ giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Người đang trong tình trạng bị thiếu máu.
- Bệnh Crohn, bệnh Celiac, cơ thể có ký sinh trùng hoặc vi khuẩn phát triển.
- Người đang bị rối loạn hệ thống miễn dịch, bệnh Graves.
- Tình trạng viêm teo dạ dày.
Tình trạng thiếu máu dễ dẫn đến thiếu vitamin B12
Các cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả
Khi bổ sung vitamin B12 chúng ta có thể áp dụng một số cách phổ biến, dễ thực hiện và ít tốn kém. Theo đó, bạn đọc có thể tham khảo các cách thức sau:
- Bổ sung từ thực phẩm: Thịt gia cầm, cá, gan động vật, ngao, thịt nội tạng,…
- Bổ sung từ thức uống: Ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
- Bổ sung vitamin B12 thông qua thực phẩm chức năng
Bổ sung vitamin B12 bằng cách uống thực phẩm chức năng
Hàm lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể
Với mỗi độ tuổi và đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu lượng vitamin B12 cho cơ thể không giống nhau. Sau đây là bảng trình bày các chỉ số nhu cầu vitamin B12 cần thiết:
Độ tuổi |
Lượng vitamin B12 cần thiết (mcg/ngày) |
Trẻ sơ sinh |
|
0-6 tháng |
0.4 |
7-12 tháng |
0.5 |
Trẻ em |
|
1-3 tuổi |
0.9 |
4-8 tuổi |
1.2 |
9-13 tuổi |
1.8 |
Thanh thiếu niên |
|
14-18 tuổi |
2.4 |
Người lớn |
|
Từ 18 tuổi trở lên |
2.4 |
Phụ nữ có thai và cho con bú |
2.6-2.8 |
Uống sữa giúp bổ sung vitamin B12 hiệu quả
Bài viết trên đã liệt kê cụ thể các dấu hiệu thiếu vitamin B12, nguyên nhân, hậu quả và những cách bổ sung phổ biến cho bạn đọc. Chúng tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ thực sự có ích và giúp cho bạn đọc hiểu hơn về tình trạng cơ thể thiếu hụt loại dưỡng chất này. Và để có thêm nhiều kiến thức khác về sức khoẻ, đừng quên theo dõi website chính thức của Pharmacity, bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Vitamin B7 là gì? Tác dụng, cách dùng & tác dụng phụ nếu dùng quá liều
- Vitamin B3 là gì? Lợi ích & cách sử dụng vitamin B3 tốt cho sức khỏe
- Vitamin B5 là gì? Vitamin b5 có tác dụng gì và cách dùng như thế nào?
- Thiếu vitamin A: Nguy hiểm như thế nào? Làm sao để bổ sung?