Vitamin B1 là một trong các dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể con người. Do đó, một khi cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra các triệu chứng và bệnh lý nguy hiểm. Và để khắc phục tình trạng trên, hãy cùng với Pharmacity khám phá các nguyên nhân và cách bổ sung hiệu quả loại dưỡng chất này ngay trong bài viết sau đây.
Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 còn có tên gọi khác là thiamin, là chất dinh dưỡng quen thuộc, có tính chất tan nhanh trong nước. Chúng góp phần vào quá trình chuyển hóa đường và hỗ trợ dẫn truyền thần kinh ngoại biên bên trong cơ thể được diễn ra hiệu quả.
Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong nhiều quá trình phản ứng sinh hóa của cơ thể, đóng một vai trò không thể thiếu. Cụ thể một số vai trò quan trọng của loại dưỡng chất này là:
- Hỗ trợ chuyển hóa đường: Trong quá trình này, vitamin B1 ở dạng thiaminpyrophosphat, chúng bẻ gãy các hợp chất carbohydrate thành glucose, trao đổi và tạo sản phẩm acid pyruvic và acid cetoglutaric.
- Góp mặt vào hệ enzyme decacboxyl oxy hóa: Vitamin B1 sẽ thực hiện việc decarboxyl oxy hóa các cetoaxit. Từ đó giảm sự tích tụ cetoaxit và tránh các bệnh lý nghiêm trọng như tê phù, giảm tiết dịch vị,…
- Tham gia vào chuyển hóa carbohydrate: Vitamin B1 đóng góp vào quá trình chuyển hóa các carbohydrate từ thực phẩm, thành các sản phẩm mà cơ thể sử dụng được.
- Thực hiện phân giải pyruvic tạo ra oxyethyl pyro phosphat: Ở chu trình này, vitamin B1 đóng vai trò là pyrophosphate, việc phân giải các chất trên giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp ATP và GTP, nuôi sống tế bào.
Vitamin B1 là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Những dấu hiệu thiếu vitamin B1 của cơ thể
Trên thực tế, có một số dấu hiệu thiếu vitamin B1 được thể hiện rõ trên cơ thể con người. Từ đó, sẽ giúp chúng ta dễ dàng phát hiện và tìm cách khắc phục nhanh chóng hơn. Các dấu hiệu có thể kể đến như:
- Ăn uống không ngon miệng, kén ăn.
- Cơ thể khó chịu, cáu kỉnh và dễ mệt mỏi.
- Tay và chân có cảm giác đau nhói, châm chích, dị cảm.
- Mắt bị mờ đi.
- Cơ bắp yếu dần.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Cảm giác khó thở.
- Ngủ hay mê sảng, nhầm lẫn, ảo giác.
Kén ăn là một dấu hiệu của cơ thể bị thiếu vitamin B1
Thiếu vitamin B1 gây ra bệnh gì?
Nếu để cho tình trạng thiếu vitamin B1 kéo dài sẽ khiến cho cơ thể gặp phải các căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các bệnh sau đây:
- Bệnh não Wernicke: Thiếu loại dưỡng chất này ở mức độ cao sẽ gây ra các triệu chứng như rối loạn nhân cách, trầm cảm, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần,… Và dẫn đến bệnh não Wernicke, đây là bệnh gây lú lẫn, thẫn thờ, đi lại khó khăn và gặp phải các vấn đề về mắt như liệt hoặc mắt chuyển động không tự chủ.
- Bệnh tê phù Beriberi khô: Bệnh này là do sự phát triển bất thường cơ và các dây thần kinh, gây ra cảm giác châm chích ở ngón chân và nóng rát lòng bàn chân. Bên cạnh đó, cơ bắp yếu dần và dễ bị chuột rút, đây đều là do sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể.
- Bệnh tê phù Beriberi ướt: Liên quan nhiều đến hoạt động bất thường ở tim, lúc bấy giờ tim đập nhanh hơn và bơm nhiều máu hơn. Các chất lỏng tích tụ nhiều ở chân và gây phù nề, phổi cũng gặp tình trạng tương tự dẫn đến tắc nghẽn, giảm huyết áp. Bệnh này có thể trở nên nguy hiểm và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 trầm trọng
: Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1
Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1 của cơ thể. Sau đây là một vài nguyên nhân dễ gặp phải mà bạn nên biết:
- Chế độ ăn thiếu khoa học: Những người mắc chứng biến ăn hoặc chế độ ăn thường ngày chỉ có carbohydrate đã qua chế biến như gạo trắng đã đánh bóng, thường bị thiếu vitamin B1. Ngoài ra, khẩu phần ăn chứa nhiều thiaminase (loại enzym phân hủy vitamin B1) như là cà phê, trà, quả cau,… sẽ gây giảm hấp thụ loại vitamin này trong cơ thể.
- Đối tượng đang có nhu cầu vitamin B1 cao: Người hoạt động thể dục thể thao; Người có bệnh cường giáp; Phụ nữ đang mang thai và cho con bú;…
- Tình trạng giảm hấp thụ vitamin B1: Người đang bị suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa vitamin, rối loạn hấp thu như nôn hoặc tiêu chảy.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu: Việc này sẽ làm tăng khả năng đào thải vitamin B1 của cơ thể. Một số nghiên cứu đã cho thấy sự thiếu hụt loại dưỡng chất này có tỷ lệ cao ở bệnh nhân đang được điều trị bằng furosemid (một loại thuốc lợi tiểu liều cao).
Chế độ ăn kém khoa học dẫn tới thiếu vitamin B1
Các cách bổ sung vitamin B1 hiệu quả
Để bổ sung vitamin B1 thì có một số cách phổ biến, dễ thực hiện và ít tốn kém được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Cụ thể là các cách thức sau đây:
- Bổ sung từ thực phẩm: Thịt bò, thịt lợn, cá hồi, đậu đen, yến mạch, hạt hướng dương,…
- Bổ sung từ thức uống: Sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc,…
- Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng
Bổ sung vitamin B1 từ các thực phẩm và thức uống
Hàm lượng vitamin B1 cần thiết cho cơ thể
Sau đây là bảng trình bày lượng vitamin B1 cần thiết của cơ thể đối với từng đối tượng khác nhau:
Độ tuổi |
Lượng vitamin B1 cần thiết (mg/ngày) |
Trẻ sơ sinh |
|
0-6 tháng |
0.2 |
7-12 tháng |
0.3 |
Trẻ em |
|
1-3 tuổi |
0.5 |
4-8 tuổi |
0.6 |
9-13 tuổi |
0.9 |
Nam giới |
|
Từ 14 tuổi trở lên |
1.2 |
Nữ giới |
|
14-18 tuổi |
1 |
Từ 18 tuổi trở lên |
1.1 |
Phụ nữ có thai và cho con bú |
1.4 |
Phụ nữ có thai cần được bổ sung nhiều vitamin B1
Như vậy, bài viết trên đã trình bày các thông tin cần biết về nguyên nhân, hệ quả, cách bổ sung và dấu hiệu thiếu vitamin B1. Mong rằng các bài viết từ Pharmacity sẽ có thể giúp cho bạn đọc bổ sung thêm kiến thức, để tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và bạn bè.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
- Vitamin C có trong thực phẩm nào? Top 10+ thực phẩm giàu vitamin C
- Vitamin A có trong thực phẩm nào? Làm sao để bổ sung đủ vitamin A?
- Vitamin B7 là gì? Tác dụng, cách dùng & tác dụng phụ nếu dùng quá liều
- Thiếu vitamin A: Nguy hiểm như thế nào? Làm sao để bổ sung?