Thì là có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong chế biến các món ăn từ hải sản. Ngoài tác dụng át mùi tanh và kích thích vị giác, loại rau này còn đem lại nhiều công dụng hữu ích như lợi sữa, tăng cường tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch và giảm hôi miệng.
Đặc điểm của cây thì là
Thì là là một loại rau gia vị có nguồn gốc ở các nước ven biển Địa Trung Hải. Đây là loài thực vật thân thảo sống hằng năm, chiều cao trung bình từ 60 – 90cm. Thân nhẵn hoặc có khía rãnh chạy dọc, rễ trụ.
Lá xẻ lông chim 3 lần, bẹ phát triển lớn, các lá ngọn tiêu giảm có hình như lá kim, không có cuống. Hoa mọc thành tán kép, gồm có khoảng 5 – 15 tán nhỏ, thường mọc ở các cành, thân và ngọn. Hoa có màu vàng đặc trưng. Quả bế kép, hình trứng có 10 cạnh.
Cây thì là là cây gì?
Thì là là loại rau có tên khoa học là Anethum graveolens thuộc họ cần tây Apiaceae. Loại cây có nguồn gốc từ Bắc Phi và báo đảo Ả Rập. Trong Đông y, thìa là có tính nóng giúp điều hoà âm dưỡng, hỗ trợ tốt cho phụ nữ cho con bú và người hệ tiêu hóa kém.
Thì Là, một loại rau có mùi thơm và có thể làm thuốc trị bệnh
Cây thì là có mùi thơm đặc trưng rất dễ nhận biết, ngay cả khi đã nấu chín. Hiện nay, rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam trồng cây thì là để làm dược liệu và làm rau. Bởi trong thì là có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, mangan, sắt, folate,… mang đến nhiều lợi ích nổi bật cho sức khỏe. Thì là có thể ăn như rau hoặc bào chế thành tinh dầu, thuốc viên, thuốc sắc.
Giá trị dinh dưỡng có trong cây thì là
Hiện trong 100g thì là thì sẽ chứa:
- – Calo: 43
- – Lipid 1% (tương đương khoảng 1.1g)
- – Cholesterol 0mg
- – Natri 61mg
- – Kali 738mg
- – Cacbohidrat 7g
- – Protein 3.5g
- – Vitamin C 141%
- – Các loại vitamin và khoáng chất khác như sắt, vitamin B6, Magie, Canxi, vitamin D,…
Tác dụng của cây thì là đối với sức khỏe
- Kích thích tiết sữa ở sản phụ
Cây thì là kích thích quá trình tiết sữa ở mẹ bỉm sau sinh. Đó là nhờ các chất anethole, dianethole và photoanethole giúp cơ thể tăng cường sản xuất estrogen và prolactin. Đây là 2 hoạt chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sữa.
Thì là có thể kích thích tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh
- Chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư
Thì là chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học gần đây phát hiện chất chống oxy hóa trong thì là giúp phòng ngừa ung thư.
- Điều hoà kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh
Sử dụng kết hợp tinh chất cây thì là với vitamin E vừa giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, vừa giảm triệu chứng đau bụng khi hành kinh. Thậm chí, đây là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng các loại thuốc giảm đau.
- Duy trì đường huyết ổn định
Tinh dầu Eugenol trong dược liệu có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm lượng đường trong máu.
- Tăng đề kháng và chống nhiễm trùng
Polyacetylenes trong lá thìa là có tác dụng chống viêm và ức chế vi khuẩn. Do đó có thể dùng lá thì là tươi đắp lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khám phá những bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là
- Chữa táo bón
Theo y học cổ truyền, hạt thì là có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích co bóp nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Cách dùng: Hạt thì là khô 110 gam, sao cho chín vàng, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 5g, bột pha cùng nước ấm để uống vào buổi sáng
- Điều hoà kinh nguyệt
Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa cảm cúm, cảm lạnh
Chữa cảm cúm, cảm lạnh: Dùng 60g hạt thì là, đun với 1 bát nước. Sau đó lọc lấy nước cốt, trộn với 2 thìa mật ong, chia đều uống 3 lần/ngày. Giảm ho, giảm đau họng: Sử dụng 1 – 2 thìa cà phê tinh dầu hạt thì là để súc miệng, súc họng. Cách này giúp sát khuẩn, giảm viêm nhiễm, long đờm.
Hạt thì là có thể sử dụng để chữa cảm cúm
- Giảm ho, giảm đau họng
Mỗi ngày súc miệng khoảng 1 – 1.5 thìa cà phê dầu hạt thì là có thể làm giảm các triệu chứng ho, đau họng.
- Chữa hôi miệng
Hạt thì là thường được sử dụng như một chất làm mát hơi thở tự nhiên do đặc tính thơm của chúng. Nhai một thìa cà phê hạt thì là sau bữa ăn có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa sạch vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn trong miệng.
Hạt Thì Là có thể chữa hôi miệng
- Chữa mất ngủ
Nếu thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc thì bạn có thể ăn canh thì là để cải thiện. Hoặc hãm hạt thì là với nước sôi rồi để nguội và uống. Thời điểm uống tốt nhất là trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ.
Một số lưu ý khi sử dụng rau thì là
Vị thuốc thì là có các tác dụng kích thích tử cung, do vậy phụ nữ có thai không nên dùng quá nhiều rau thì là.
Tránh sử dụng rau thì là đồng thời với những loại thuốc như thuốc tránh thai có chứa estrogen, thuốc chống co giật, Tamoxifen, và viên uống chứa estrogen,…
Ngoài ra, thì rau thìa là được bổ sung vào những món ăn để tăng thêm hương vị, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn và sức khỏe tốt hơn.
Để tránh các tình trạng tương tác thuốc và những tác dụng phụ khi sử dụng rau thì là, thì bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng bài thuốc từ loại dược liệu này.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ khi sử dụng bài thuốc từ rau Thì Là
Giải đáp thắc mắc khi sử dụng cây thì là
- Nên ăn bao nhiêu thì là?
Thìa là không có độc nên có thể dùng lượng lớn, tuy nhiên nếu dùng hạt thì là để kích thích tiêu hoá thì chỉ nên dùng 1-2 muỗng cà phê.
- Bạn có thể sử dụng thì là như thế nào?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
- Hạt thì là khô
- Tinh dầu
- Thuốc viên
- Chiết xuất
- Rượu thuốc
- Thuốc sắc.
- Dùng quá nhiều thì là có sao không?
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là cây thì là không có tác dụng phụ. Nếu ăn hay sử dụng quá nhiều thì bạn có thể bị buồn nôn, tiêu chảy, ngứa miệng, sưng lưỡi, ảo giác,… Ngoài ra, thành phần trong cây thì là có thể gây kích thích, co bóp tử cung nên phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn hay sử dụng cây thì là.
Bài viết trên đã thông tin về Thì Là – loại rau có thể kết hợp thành các bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết mang lại kiến thức bổ ích để bạn có thể áp dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.