Tăng huyết áp, thường được biết đến với cái tên “kẻ giết người thầm lặng”, là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi. Với tỷ lệ mắc cao và nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, việc nhận biết sớm triệu chứng và áp dụng phương pháp chẩn đoán đúng đắn là vô cùng quan trọng. Vậy tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ở người cao tuổi là gì và biến chứng nó để lại nguy hiểm ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch tăng cao, được đo bằng mmHg và thể hiện qua hai số: huyết áp tâm thu (cao hơn) và huyết áp tâm trương (thấp hơn). Một chỉ số huyết áp bình thường thường là dưới 130/85 mmHg.
Lão hóa mạch máu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp ở người cao tuổi như:
- Bệnh tiểu đường
- Nghiện thuốc lá, nghiện rượu và chất có cồn
- Chế độ ăn uống hằng ngày, thói quen ăn mặn
- Béo phì hoặc có rối loạn chuyển hóa mỡ máu (cholesterol, triglycerid)
- Xơ vữa động mạch
- Do di truyền
- Lười vận động
- Căng thẳng trong cuộc sống (stress)
Triệu chứng tăng huyết áp ở người cao tuổi
Tăng huyết áp ở người cao tuổi thường không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí những người bị huyết áp cao còn không biết bản thân mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tăng huyết áp có các biểu hiện rất mơ hồ như:
- Nhức đầu, cơ thể mệt mỏi
- Đau ngực, cảm giác nhói vùng ngực nhiều lần trong ngày
- Hồi hộp, đổ mồ hôi
- Khó thở hoặc thở hổn hển
- Mắt nhìn mờ
- Mặt đỏ
- Chóng mặt, buồn nôn, chán ăn
Tăng huyết áp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của người cao tuổi?
Huyết áp cao hơn mức bình thường tạo áp lực máu lên thành mạch làm cho tim và các mạch máu làm việc quá tải.
- Suy tim: Tăng huyết áp có thể gây ra các vấn đề tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim, đau thắt ngực và nhồi máu mạch. Áp lực huyết áp cao kéo dài làm tăng gánh nặng cho tim và mạch máu, gây ra tổn thương và suy giảm chức năng tim.
- Đột quỵ: Tình trạng huyết áp cao có thể khiến quá trình máu lên não bị gián đoạn đột ngột, tế bào não bị chết do thiếu oxy và gây đột quỵ. Đột quỵ do huyết áp cao thường có biểu hiện từ từ, dấu hiệu báo trước không rõ ràng, có thể cũng xảy ra đột ngột.
- Các biến chứng về não: xuất huyết não, nhồi máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não.
- Suy thận: do màng lọc của tế bào thận bị hỏng dẫn đến tình trạng đi tiểu ra protein.
- Mạch máu võng mạc bị tổn thương: xuất huyết võng mạc, thị lực suy giảm thậm chí là mù lòa.
- Tiểu đường và tăng huyết áp thường đi kèm với nhau, người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 50% so với người bình thường. Nguyên nhân là do cao huyết áp làm tổn thương các tế bào beta của tuyến tụy, khiến tuyến tụy sản xuất ít insulin hơn, từ đó gây ra tình trạng kháng insulin, dẫn đến đái tháo đường.
Cách phòng ngừa tăng huyết áp ở người cao tuổi
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp đột ngột ở người già, giảm các biến chứng tăng huyết áp gây ra :
Chế độ ăn uống:
- Nên: Tuân thủ chế độ ăn uống nhiều rau xanh, bổ sung từ các loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất như: Chuối chín, các loại đậu, rau dền, rau sam, ngô, ngũ cốc, cam, quýt, bưởi xoài,… Vì nó bổ sung vitamin C và vitamin PP từ đó giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Ăn nhiều món ăn được chế biến từ cá, vừa bổ sung Omega 3 ra còn cung cấp nhiều protein làm giảm huyết áp.
- Không nên: Không nên ăn quá nhiều thịt trong một tuần. Số ngày ăn cá nên nhiều hơn số bữa ăn thịt (nhất là thịt gà). Không nên ăn nhiều muối, ăn càng ít muối huyết áp càng giảm. Không sử dụng các nước uống chứa cồn và nước ngọt có gas.
Lối sống hằng ngày:
- Không nên hút thuốc và sử dụng các loại chất kích thích thần kinh như: cà phê, chè,…
- Nên tập luyện thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không tập những động tác mạnh, gắng sức.
- Thực hiện chế độ ngủ nghỉ đúng giờ, ngủ đúng giấc.
- Hạn chế căng thẳng thần kinh và tránh stress. Luôn giữ tâm hồn và đầu óc ở trạng thái thoải mái nhất có thể.
Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng kể trên. Việc thay đổi lối sống lành mạnh là phương pháp cơ bản nhất, có thể thực hiện tại nhà góp phần điều trị bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ điều trị tăng huyết áp (DASH), đồng thời tập thể dục thường xuyên kết hợp với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.