Mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu người tử vong do bệnh Lao. Căn bệnh này được xếp vào top 10 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây tử vong nhiều nhất. Vắc xin BCG là một trong những công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh lao nguy hiểm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về BCG là loại vắc xin gì, vắc xin này có cơ chế hoạt động ra sao và những lưu ý khi chủng ngừa vắc xin để có hiệu quả và an toàn nhất. Cùng tìm hiểu bạn nhé!
BCG (bacille Calmette-Guerin) là một loại vắc-xin phòng ngừa bệnh lao (TB)
Giới thiệu về vắc xin lao
BCG (bacille Calmette-Guerin) được biết đến là một loại vắc-xin phòng ngừa bệnh lao (TB). Trong vắc-xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây ra bệnh lao. Tuy nhiên vi khuẩn này đã được làm yếu đi vì vậy nó không có khả năng gây bệnh và có tác dụng bảo vệ.
Vắc-xin BCG thường được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%. Đối với người lớn không mắc bệnh lao và chưa được chủng ngừa trước đây nhưng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm cũng nên được chủng ngừa. Ngoài ra, BCG cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các khuẩn lao không điển hình khác. Tuy nhiên, loại vắc-xin ngừa lao này chỉ cần tiêm chủng ngừa một liều duy nhất mà không cần tiêm thêm các liều bổ sung.
Cơ chế hoạt động của vắc xin lao
Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh lao và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, chương trình tiêm vắc xin phòng lao đã được triển khai toàn cầu, đặc biệt là dành cho trẻ nhỏ ngay từ giai đoạn sơ sinh.
Cơ chế hoạt động của vắc xin BCG là khi vắc xin được đưa vào cơ thể, nó tạo ra một kích thích, khuyến khích cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại kháng nguyên BCG. Những kháng thể này sau đó sẽ giúp cơ thể phòng ngừa và chống lại vi khuẩn lao tự nhiên nếu tiếp xúc với chúng.
Đối tượng nên được tiêm phòng vắc xin lao
Vaccin lao phổi thường được khuyến nghị cho những người thuộc các nhóm có nguy cơ mắc bệnh lao hoặc sống trong các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. Các nhóm chính nên tiêm vắc xin phòng lao phổi bao gồm:
Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin lao phổi
Vaccin lao phổi thường được tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau khi sinh. Đây là cách phổ biến nhất để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước có tỷ lệ lây nhiễm cao về bệnh lao/
Trẻ em và thanh thiếu niên
Nếu trẻ em không được tiêm vắc xin BCG vào thời kỳ sơ sinh thì có thể được tiêm vắc xin ở tuổi sau này tùy theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chương trình tiêm chủng quốc gia. Lúc này trẻ sẽ được tiếp cận với vắc xin lao phổi qua trường học hoặc các bậc phụ huynh sẽ thực hiện đưa trẻ đi tiêm.
Đối tượng người có nguy cơ lây nhiễm cao
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh lao, như người sống trong các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, những người có tiếp xúc gần với người bị lao, nhân viên y tế và những người có hệ miễn dịch yếu nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng lao phổi .
Người du học, công tác ở các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao
Người có kế hoạch du học hoặc công tác ở những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao về bệnh lao có thể được khuyến nghị tiêm vắc xin phòng lao phổi. Bởi nếu sống ở những môi trường này thì tỷ mắc lao phổi là rất cao. Bên cạnh đó, di chuyển đến 1 nơi mới rất khó để tiếp cận tới các địa chỉ y tế và nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
Thời điểm vàng tiêm phòng vắc xin lao
vắc-xin lao BCG có thể được tiêm ở mọi lứa tuổi, nhưng tiêm càng sớm càng tốt. Khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra nên tiêm vắc xin lao trong tháng đầu tiên sau sinh, tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất. Đối với những trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, sau sinh không cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc đặc biệt, không phải nằm phòng theo dõi hay lồng kính, tiêm vắc xin lao có thể được thực hiện ngay trong ngày đầu sau sinh.
Việc tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng, thậm chí nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, yếu ớt nên không có đủ khả năng để hoàn toàn tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập nhất là lao và các loại vi khuẩn khác.
Đối với những trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe hoặc chưa được tiêm phòng ở giai đoạn 1 tháng tuổi, sau đó có thể tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ nhưng vắc xin chỉ có tác dụng khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Còn các trường hợp nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lao lúc này là không cần thiết.
Trẻ sơ sinh sau khi sinh trong vòng 24 tiếng cần được tiêm vắc xin lao phổi
Căn bệnh lao phổi là rất nguy hiểm, nếu như chúng ta không thực hiện tiêm vắc xin lao phổi và bị mắc bệnh. Điều này sẽ dẫn đến quá trình điều trị bệnh rất phức tạp, nếu không cẩn thận có thể dẫn tới tử vong bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy chủ động thực hiện tiêm phòng vắc xin lao phổi theo đúng khuyến cáo.
Kết luận
Việc tiêm phòng vắc xin lao rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Tiêm phòng sớm không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh lao mà còn bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não lao. Để đảm bảo hiệu quả, vắc xin nên được tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, hoặc sớm nhất có thể trong tháng đầu tiên. Các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tiêm phòng và tuân thủ các khuyến cáo y tế để bảo vệ con em mình. Ngoài ra, người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao cũng nên tiêm phòng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và thực hiện tiêm phòng đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.