Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh về tim mạch. Theo thống kê năm 2014 trên thế giới có khoảng 26 triệu người đang bị suy tim. Tỷ lệ mắc suy tim ở Việt Nam hiện nay tương đối cao, ước tính có 320.000- 1.6 triệu người bệnh suy tim cần điều trị. Vậy suy tim là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng tim mạch khác?
Suy tim là trạng thái bệnh lý tim không còn hoạt động hiệu quả như bình thường, không đủ để cung cấp máu và oxy đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Điều này xảy ra khi tim bị suy yếu và không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Nguyên nhân gây nên bệnh suy tim
Suy tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phân loại thành suy tim trái, phải và toàn bộ.
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy tim trái:
- Tăng huyết áp động mạch.
- Bệnh lý van tim, như hở van hai lá hoặc hẹp van động mạch chủ.
- Các tổn thương cơ tim như viêm cơ tim hay nhồi máu cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim như rung nhĩ hay bloc nhĩ-thất.
Nguyên nhân dẫn đến suy tim phải:
Các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực, cột sống:
- Bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi.
- Nhồi máu phổi.
- Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.
- Gù vẹo cột sống và dị dạng lồng ngực.
Các nguyên nhân về tim mạch:
- Hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van hai lá.
Nguyên nhân suy tim toàn bộ:
- Thường gặp nhất là suy tim trái phát triển thành suy tim toàn bộ.
- Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim.
- Bệnh cơ tim giãn.
Ảnh hưởng của suy tim đến chức năng khác của tim mạch
Suy tim là một bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra những thay đổi về kích thước, chức năng tim và ảnh hưởng nhiều đến các chức năng khác của tim mạch:
Suy tim không chỉ làm suy giảm chức năng bơm máu của tim mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của hệ tim mạch:
- Biến chứng van tim khiến van tim bị hư hỏng do tim gắng sức quá mức.
- Rối loạn nhịp tim, khiến tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm.
- Đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, nguy hiểm nhất trong các biến chứng, do sự hình thành huyết khối.
Suy tim cũng gây suy giảm chức năng của các cơ quan khác như thận và gan, và có thể dẫn đến xơ gan hay thiếu máu
Người bệnh suy tim cần làm gì để có tim mạch mạnh khỏe?
Thay đổi lối sống là cách tốt nhất để có tim mạch mạnh khỏe.
Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của tim. Người bệnh cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức. Trong trường hợp suy tim nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
Những bước cụ thể nên thực hiện để duy trì sức khỏe tim mạch:
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm gánh nặng cho tim.
- Tránh rượu và thuốc lá; thực hiện các bài tập thể lực nhẹ nhàng.
- Ngừng sử dụng các loại thuốc làm giảm sức co bóp của cơ tim như chẹn Beta.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, bổ sung trái cây, rau,
- Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì để giảm áp lực lên tim.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và omega-3 như cá, dầu ô liu, và các loại hạt.
- Kiểm soát stress: Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc các hoạt động giải trí nhẹ nhàng để giảm stress, vốn có thể tăng gánh nặng cho tim.
- Quản lý điều trị y tế: Tuân thủ chặt chẽ lịch trình điều trị và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao và tiểu đường.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.