Sưng môi là kết quả của hàng loạt nguyên nhân khác nhau và chỉ khi tìm ra căn nguyên thì mới có thể chấm dứt tình trạng ấy. Cần lưu ý rằng, có trường hợp sưng môi xuất phát từ vấn đề về sức khỏe, nếu không được phát hiện đúng để can thiệp kịp thời rất dễ dẫn đến hệ lụy nguy hại. Vây sưng môi là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Môi sưng là do tình trạng viêm tiềm ẩn hoặc tích tụ chất lỏng dưới da môi. Nhiều thứ có thể gây ra tình trạng sưng môi, từ các tình trạng da nhẹ đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Triệu chứng
Sưng tự nhiên (tức là không do chấn thương) thường không đau. Tiểu mủ có thể có hoặc không. Viêm môi đôi khi gây sưng môi, nhưng bệnh nhân thường xuất hiện do viêm và tổn thương.
Tuy nhiên, khi sưng môi là do phù mạch, sưng đồng thời ở vùng hầu họng và/hoặc đường hô hấp dưới có thể gây tử vong.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây sưng môi như:
- Dị ứng với môi trường
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cho môi bị sưng. Các yếu tố môi trường dễ gây dị ứng sinh ra hiện tượng sưng môi gồm: cháy nắng, thời tiết khô và lạnh,… Khi bị dị ứng với môi trường sẽ xuất hiện các triệu chứng: nổi mề đay, sưng môi, thở khò khè, ngạt mũi, hắt hơi,…
- Dị ứng thực phẩm
Người bị dị ứng thực phẩm cũng có thể sưng môi kèm theo các biểu hiện như: co thắt dạ dày, nôn, nổi mề đay, thở khò khè hoặc hụt hơi, sưng lưỡi, mạch yếu, khó nuốt, chóng mặt,… Các trường hợp này thường là do dị ứng với thành phần có trong một số loại thực phẩm như: sữa, trứng, lạc, đậu nành, dứa, một số loại cá, hải sản có vỏ,…
- Dị ứng khác
Các trường hợp dị ứng với một số loại thuốc, côn trùng cũng có thể bị sưng môi, ngứa mắt, phát ban, nổi mề đay, sưng lưỡi, thở khò khè, mệt, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy,…
- Sốc phản vệ
Khi bị sốc phản vệ không những môi bị sưng mà còn gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cấp tính cần được cấp cứu ngay để tránh tử vong. Các triệu chứng đi kèm được phân theo nhóm như sau:
- Hô hấp: đau tức ngực, ngạt mũi, nghẹn trong cổ họng, khó nuốt.
- Tuần hoàn máu: mạch yếu, huyết áp thấp, da xanh, choáng váng.
- Da: phát ban, đỏ, ngứa, sưng, nóng, nổi mề đay.
- Tiêu hóa: buồn nôn và bị nôn, đau thắt bụng, tiêu chảy.
- Chấn thương ở môi
Khi môi có vết xước hoặc vết cắt do chấn thương nào đó gây ra sẽ rất dễ bị sưng tấy vì vùng này được cung cấp rất nhiều máu. Hầu hết các trường hợp chấn thương môi có thể tự khắc phục tại nhà nhưng khi sưng lớn kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng, vết thương do bị động vật cắn,… thì cần khám bác sĩ để được điều trị an toàn.
Nguyên nhân sưng môi có thể do chấn thương
- Phù mạch
Phù mạch thường xảy ra trong một thời gian ngắn nếu dưới da có vết sưng. Đây là sự phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc. Hiện tượng này thường ảnh hưởng đến môi và một số bộ phận khác trên cơ thể như: bộ phận sinh dục, lưỡi, mắt, tay, chân,…
- Nguyên nhân hiếm gặp
Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên đây thì có một số ít trường hợp môi bị sưng là do:
- Viêm môi u hạt: bệnh xuất phát từ dị ứng, u hạt, bệnh sarcoidosis, Crohn,… khiến cho môi bị viêm.
- Hội chứng MMR (Miescher-Melkersson-Rosenthal): là tình trạng sưng kéo dài hoặc tái phát ở một hoặc cả hai môi kèm nứt lưỡi và yếu cơ mặt. Hội chứng này được xác định là có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền.
Đối tượng nguy cơ
Sưng môi mãn tính có thể xảy ra với
- Bệnh to đầu chi (thường có các đặc điểm trên khuôn mặt thô và/hoặc lưỡi to)
- Suy giáp (thường có bọng mặt và/hoặc lưỡi to)
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn có các yếu tố nguy cơ gây ra cục u ở môi không, chẳng hạn như hút thuốc, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dùng thuốc mới hoặc bất kỳ chất gây dị ứng nào mà bạn có thể đã tiếp xúc.
Sau đó, thường sẽ có một cuộc kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra môi, răng, nướu và bên trong miệng của bạn và hỏi bạn về các triệu chứng của bạn. Bạn có thể được hỏi khi nào bạn nhận thấy các cục u, mức độ đau và bất kỳ thay đổi nào bạn có thể nhận thấy.
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm thêm, bao gồm:
- Xét nghiệm máu để phát hiện virus hoặc vi khuẩn
- xét nghiệm các tế bào da (bằng sinh thiết) để tìm sự hiện diện của ung thư
- Chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI để xem miệng và hàm để phát hiện các bất thường
Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, như tưa miệng và herpes miệng, bác sĩ thường có thể chẩn đoán chỉ thông qua khám trực quan.
Phòng ngừa bệnh
Hiện chưa có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Điều trị như thế nào?
Từ những nguyên nhân khiến cho môi bị sưng trên đây có thể thấy rằng hiện tượng này nguy hiểm hay không phụ thuộc vào chính nguyên nhân gây ra nó. Nếu sưng môi xuất phát từ chấn thương, bia rượu,… thì hầu hết trường hợp không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi sưng môi do nguyên nhân bệnh lý thì có thể gây ra hậu quả lâu dài đến sức khỏe.
Các trường hợp sưng môi do viêm, phù mạch, dị ứng,… cần được thăm khám để điều trị thì mới ngăn chặn được biến chứng. Đặc biệt, một số trường hợp môi bị sưng kèm theo vết loét ở vùng xung quanh khó lành, đau đớn,… thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư môi.
Cách xử lý khi bị sưng môi:
Khắc phục tại nhà
- Vệ sinh môi sạch sẽ
Nếu bỗng nhiên thấy môi bị sưng mà không có dấu hiệu đau đớn hay có biểu hiện đặc biệt nào khác kèm theo thì bạn có thể khắc phục tạm thời tại nhà bằng cách vệ sinh môi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý thấm vào gạc y tế hoặc bông tẩy trang rồi lau nhẹ nhàng khu vực chịu tổn thương để sát khuẩn, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Chườm lạnh
Chườm lạnh ở vùng môi bị sưng cũng là một cách giảm sưng đau vì nó giúp giảm lưu lượng máu truyền đến vùng này. Bạn có thể mua túi chườm lạnh tại các hiệu thuốc hoặc lấy viên đá lạnh cho vào khăn bông sạch rồi gói lại và chườm lên môi khoảng vài phút rồi dừng lại 10 phút và chườm tiếp, cứ vậy lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.
Khi chườm lạnh giảm sưng môi, tuyệt đối không lấy đá lạnh chườm trực tiếp hoặc chườm với thời gian quá lâu vì nó có thể gây bỏng lạnh làm cho mạch máu bị co lại, máu không được lưu thông tới môi lại càng nguy hiểm.
Trường hợp xác định được sưng môi do cháy nắng có thể dùng lô hội để bôi lên môi khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
- Can thiệp y tế
Sưng môi còn có thể xuất phát từ các vấn đề dị ứng, côn trùng cắn, viêm môi u hạt,… Bản thân bạn khó có thể tự xác định được nguyên nhân trong các trường hợp này. Vì thế, bạn nên quan sát các dấu hiệu đi kèm, nếu thấy bị khó thở, nổi mề đay, sưng to khó chịu,… hay sưng quá 24 giờ không có dấu hiệu cải thiện thì cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân.
Đối với những trường hợp môi bị sưng kèm dấu hiệu bất thường, can thiệp y tế là cần thiết vì nó giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị đúng, nhờ đó mà giảm thiểu tối đa các rủi ro cho sức khỏe.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về sưng môi.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.