Stress là gì? Stress là một trạng thái tự nhiên của cơ thể phát sinh khi đối mặt với lo lắng hoặc căng thẳng. Nếu stress kéo dài, nó có thể gây ra những vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu,…Vậy làm thế nào để nhận biết khắc phục tình trạng này?
Stress là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng stress?
Stress là trạng thái không ổn định về mặt tâm lý, tác động đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh do áp lực từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối mặt với các yếu tố đòi hỏi sự tập trung và kích thích hoạt động.
Mỗi người đều có thể trải qua stress và mức độ cũng như phản ứng của cơ thể đều khác nhau. Stress cũng có thể tạo ra những động lực tích cực, tuy nhiên nếu stress kéo dài, nó có thể gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.
Nguyên nhân của tình trạng bệnh này thường xuất phát từ cuộc sống, công việc, học tập hoặc nguyên nhân cá nhân. Những người có nguy cơ cao mắc stress thường là những người có cơ thể yếu, môi trường sống không lành mạnh, công việc áp lực cao, thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội…
: 6 sở thích đẩy lùi stress
Stress được chia thành hai loại chính:
- Stress cấp tính: Xảy ra trong tình huống như một cuộc tranh cãi, có thể gây ra các vấn đề như căng thẳng hoặc rối loạn nhịp tim.
- Stress mãn tính: khi hệ thống thần kinh hoạt động quá mức, có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể.
Stress là gì?
Dấu hiệu bị stress thường gặp
Bên cạnh việc hiểu stress là gì, bạn cần nhận biết các triệu chứng của stress. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể đang bị stress thường gặp.
Dấu hiệu nhận biết stress: Cảm xúc
- Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, thất vọng và khó chịu,…
- Cảm giác cô đơn hoặc cô lập.
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
- Thường xuyên cảm thấy tiêu cực.
Dấu hiệu nhận biết stress: Thể chất
- Bị thiếu ngủ, mất ngủ trong suốt một thời gian dài dẫn đến kiệt sức.
- Giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém, hay quên,…
- Tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, dẫn đến chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cảm giác buồn nôn, chóng mặt.
- Tim đập nhanh, đau tức ngực và khó thở.
- Stress kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục.
- Chảy máu cam.
- Tóc rụng nhiều, nghiện bứt tóc.
Dấu hiệu nhận biết stress: Hành vi
- Khóc lóc, buồn bã, cáu gắt, hấp tấp.
- Tự làm đau bản thân hoặc làm hại người khác.
- Ăn nhiều bất thường hoặc nhịn ăn, bỏ bữa.
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
- Chi tiêu không kiểm soát.
- Trì hoãn hoặc lơ là trách nhiệm.
- Sử dụng nhiều rượu, thuốc lá hoặc chất kích thích để thư giãn.
Triệu chứng bạn đang bị stress
Rủi ro khi bị stress kéo dài
Mặc dù stress ở mức độ nhẹ có thể xem là động lực để nỗ lực và cố gắng trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu stress kéo dài, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bao gồm:
- Trầm cảm: Stress kéo dài có thể làm giảm tâm trạng và cảm xúc, dẫn đến trạng trầm cảm nặng.
- Mất ngủ: Stress tăng cường nhịp tim, gây cảm giác bồn chồn và lo âu, làm tăng nguy cơ mất ngủ và rối loạn giấc ngủ.
- Tăng đường huyết: Stress kích thích gan sản xuất đường glucose, gây tăng đường huyết, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt và thận.
- Đau dạ dày: Stress có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây đau và tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Rối loạn sinh lý: Stress có thể làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.
- Đau nhức cơ: Stress có thể làm cơ căng trở nên đau nhức, do cơ thể cố gắng đối phó với tình trạng căng thẳng.
- Suy giảm miễn dịch: Stress kéo dài làm giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Vấn đề sức khỏe khác: Stress kéo dài có thể gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung và gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ.
Các phương pháp điều trị và giảm stress hiệu quả
Để cải thiện tình trạng stress và nâng cao tinh thần một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây.
Chia sẻ và cười nhiều hơn
Việc thường xuyên chia sẻ, trò chuyện và mỉm cười sẽ tiết ra nhiều endorphin giúp cải thiện tâm trạng, khiến bạn cảm thấy vui vẻ bên cạnh đó còn giúp giảm tác động gây stress của cortisol.
Tập thể dục đều đặn
Hoạt động nhẹ nhàng như việc đi bộ có thể nhanh chóng cải thiện tâm trạng của bạn bằng cách kích thích cơ thể tạo ra nhiều hormone endorphin, một chất nội sinh mang lại cảm giác thoải mái.
Thư giãn
Bạn có thể sử dụng phương pháp ngồi thiền trong 5 phút trước khi ngủ mỗi ngày có thể xua tan đi căng thẳng, mệt mỏi sau giờ làm việc, giúp cải thiện tuần hoàn máu và chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, sau những ngày làm việc hay học tập mệt mỏi, hãy dành thời gian cho bản thân bằng cách nghỉ ngơi và thư giãn bằng các chuyến du lịch, đi ăn, tụ họp với bạn bè, đọc sách, nghe nhạc hoặc làm những thứ mình thích.
Phương pháp thư giãn giúp giảm stress hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh đó, để giảm stress hiệu quả, chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần tránh đồ ăn giàu chất béo bởi chúng là một trong những tác nhân làm cho stress trở nên nghiêm trọng hơn.
Dùng liệu pháp điều trị tâm lý
Phương pháp trị liệu tâm trí là một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề tâm lý từ nguồn gốc. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhằm cải thiện tâm trạng và định hình tư duy của người bị stress.
Sử dụng thuốc
Các thuốc sử dụng trong trường hợp stress thường chỉ giúp hỗ trợ các triệu chứng mất ngủ, ăn không ngon,…Tuy nhiên, để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.
Bài viết trên đây đã giải quyết cho bạn câu hỏi stress là gì và phương pháp cải thiện tình trạng căng thẳng kéo dài. Hy vọng bạn có thể áp dụng các lời khuyên trên để dành thời gian cho bản thân, chăm sóc tinh thần và cơ thể để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Tìm hiểu tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- Bệnh loãng xương và cách phòng ngừa ở đối tượng trẻ tuổi
- 7 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và dấu hiệu nhận biết
- Cách trị tiêu chảy cấp cho con hiệu quả nhất
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.