Sốt phát ban thường có hai loại là sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào. Cả hai loại này đều có các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh tương tự nhau. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần hiểu rõ các biểu hiện của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời, đảm bảo hiệu quả cho con.
Tổng quan chung
Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là tình trạng nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi rút Herpes 6 hoặc 7 với biểu hiện đặc trưng là các nốt ban đỏ xuất hiện trên da kèm với đó là hiện tượng sốt cao. Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên với điều kiện thuận lợi bệnh cũng có thể dễ dàng tấn công và lây sang cho người lớn.
Triệu chứng đặc trưng mà sốt phát ban gây ra là gì?
Bệnh sốt phát ban thường xuất hiện vào tuần thứ nhất hoặc tuần thứ hai sau khi mắc bệnh. Sau đó chúng mới gây ra các triệu chứng đột ngột khiến bệnh kéo dài và mãi không khỏi. Sốt ban đỏ ở trẻ em có thể không thấy dấu hiệu hoặc có các triệu chứng nhẹ. Nhưng nhìn chung người mắc sốt phát ban thường có các triệu chứng điển hình sau:
- Sốt cao: Cơn sốt phát ban thường đến đột ngột, sốt nhẹ đến sốt cao trên 390C, có thể diễn ra từ 3 – 5 ngày. Sốt là biểu hiện đặc trưng nhất của sốt phát ban.
- Da xuất hiện ban đỏ: Sau khi cơ thể phát sốt ban đỏ sẽ xuất hiện. Trên da người bệnh xuất hiện các nốt ban đỏ. Lúc đầu, chúng màu nhạt, dạng phẳng và nổi cộm nhẹ. Càng về sau màu nốt ban đậm dần sang đỏ và xuất hiện càng rõ hơn. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh. Sốt phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng, sẽ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng và lan ra tới cổ, cánh tay. Có trường hợp sẽ không lan đến mặt và tay chân. Những vết ban này sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kì sự khó chịu nào.
- Sưng hạch: Sưng hạch có thể xảy ra ở người lớn và chúng không điển hình. Hệ miễn dịch phản ứng lại các tác nhân gây ra bệnh.
- Một số triệu chứng khác đi kèm: Tiêu chảy mức độ nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt, quấy khóc ở trẻ,…
Nguyên nhân nào gây ra sốt phát ban?
Vi rút Herpes 6 hoặc 7 được cho là nguyên nhân chính gây ra sốt phát ban. Đây là loại vi rút có tính lây lan giữa người với người (từ người bệnh sang người lành thông qua việc tiếp xúc cơ thể, sử dụng chung đồ cá nhân,…).
Ngoài ra sốt phát ban còn có thể có các nguyên nhân như:
- Sốt phát ban do chấy rận (sốt phát ban cổ điển)
- Sốt phát ban do chuột (sốt phát ban địa phương)
- Sốt phát ban do mò mạt (sốt phát ban bụi rậm)
Đối tượng nguy cơ lây nhiễm là ai?
Bệnh sốt phát ban phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi nhưng đôi khi vấn xảy ra ở người lớn. Phần lớn trẻ sốt phát ban khi đi nhà trẻ do lây nhiễm từ cộng đồng.
Các phương pháp chẩn đoán liên quan?
Chẩn đoán bệnh sốt phát ban chủ yếu vẫn dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh với triệu chứng chính là sốt cao trên 39°C kèm theo đó là sự xuất hiện của các nốt phát ban đỏ xuất hiện trên ngực, bụng và lưng trước khi lan rộng đến hai tay và cổ. Ban có thời gian kéo dài. Bên cạnh đó có thể làm xét nghiệm máu để có thể kiểm tra kháng thể chống lại sốt phát ban.
Cách phòng tránh sốt phát ban như thế nào?
- Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng sốt phát ban vậy nên cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nguồn bệnh.
- Vệ sinh cá nhân và nơi ở sạch sẽ, mang khẩu trang khi đến vùng nghi ngờ có dịch sốt phát ban.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày, uống đủ nước.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Không để trẻ vui chơi ở những khu vực bụi rậm, ẩm ướt để tránh bị côn trùng cắn.
- Cách ly tránh tiếp xúc với trẻ bị sốt phát ban. Cho trẻ nghỉ học khi phát hiện triệu chứng sốt phát ban ở trẻ để tránh nhiễm chéo.
Phương pháp điều trị sốt phát ban cho người bệnh?
Sốt phan ban là bệnh truyền nhiễm do virus lành tính gây ra nên người bệnh có thể tự điều trị ngay tại nhà theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Với trẻ em:
- Hạ sốt cho trẻ: bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo mỏng, dùng khăn lau mát. Trường hợp trẻ sốt cao trên 380C, bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol theo liều lượng 10 – 15mg/kg, sau 4 – 6 giờ uống liều tiếp theo nếu cần.
- Bù nước, bù điện giải: uống nhiều nước, kết hợp sử dụng dung dịch bù nước, điện giải Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trị ho, thông mũi: Trường hợp trẻ bị ho nhiều, bố mẹ cần hỏi bác sĩ để lựa chọn đúng thuốc trị ho phù hợp cho trẻ. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, bố mẹ cũng cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và khăn mềm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: cho trẻ tắm trong phòng kín với nước ấm khoảng 370C và tắm nhanh từ 3 – 5 phút, sau đó lau khô và giữ ấm cơ thể trẻ.
- Theo dõi chuyển biến bệnh ở trẻ: cần theo dõi trẻ để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng và đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.
- Trẻ sốt không kiểm soát được nhiệt độ dù đã dùng thuốc hạ sốt
- Phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày
- Cha mẹ nghi ngờ trẻ mất nước do tiêu chảy
Với người lớn:
- Uống thuốc hạ sốt, sử dụng khăn nhúng nước ấm chườm trán.
- Tắm bằng nước ấm.
- Mặc đồ rộng, hạn chế bí gây ngứa ngáy.
- Uống nhiều nước, bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau xanh và hoa quả tươi.
- Nghỉ ngơi.
Cần nhập viện ngay lập tức nếu bệnh tiến triển nặng với những triệu chứng:
- Sốt cao trên 40°C.
- Xuất hiện các cơn co giật, mất ý thức.
- Mệt mỏi, ngủ li bì.
- Buồn nôn.
- Xuất huyết dưới da.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về sốt phát ban, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để bệnh không chuyển biến nặng, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ Sốt phát ban, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.