More
    HomeSống KhỏeSốt mò có nguy hiểm không? Các biện pháp phòng ngừa sốt...

    Sốt mò có nguy hiểm không? Các biện pháp phòng ngừa sốt mò cần lưu ý

    - Advertisement -spot_img


    Sốt mò là một bệnh lý gây ra bởi ký sinh trùng, thường gây lo ngại cho nhiều người vì các triệu chứng của nó có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người đặt câu hỏi: “Sốt mò có nguy hiểm không?” Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của sốt mò, các triệu chứng thường gặp, và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

    Triệu chứng thường gặp của sốt mò

    Sốt mò hay còn gọi là sốt bờ bụi, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi (thuộc họ Rickettsiales) gây ra. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Người bệnh sốt mò thường biểu hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục và kéo dài, đau đầu dữ dội, da xung huyết, kết mạc mắt xung huyết, và có thể xuất hiện vết loét cùng viêm hạch. Vết loét điển hình của sốt mò thường có hình bầu dục, kích thước từ 0,5 đến 2 cm, với vảy đen hoặc đã bong vảy, tạo thành vết loét có gờ và không tiết dịch. Những vết loét này thường không đau, không ngứa, và thường xuất hiện ở các vùng da mềm như cổ, nách, ngực, bụng, bẹn, do đó người bệnh có thể không nhận ra.

    Sốt mò có nguy hiểm không? Các biện pháp phòng ngừa sốt mò cần lưu ý 1
    Sốt mò là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Rickettsia gây ra

    Sốt mò có nguy hiểm không?

    Sốt mò có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và điều trị. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

    Xem thêm  Nên chọn mua máy đo huyết áp loại nào tốt?

    Da có vết loét, hoại tử và phát ban đỏ

    Biểu hiện đặc trưng của sốt mò bao gồm sốt cao liên tục và sự xuất hiện của vết hoại tử, lở loét tại vị trí bị côn trùng đốt. Vết loét thường có hình bầu dục, kích thước bằng hạt đỗ, có vảy đen và tiết dịch. Da có thể xung huyết, một số trường hợp có thể thấy phù nhẹ hoặc xuất huyết kết mạc mắt. Vào tuần đầu của bệnh, khi cơ thể bắt đầu sốt, thường xuất hiện phát ban đỏ toàn thân.

    Viêm và sưng hạch bạch huyết

    Vi khuẩn tấn công vào hệ thống hạch bạch huyết gây viêm và sưng hạch tại vị trí bị đốt, sau đó có thể lan ra các hạch toàn thân, đôi khi dẫn đến hoại tử trung tâm hạch.

    Tổn thương mạch máu

    Vi khuẩn Orientia tsutsugamushi có thể gây tổn thương mạch máu, dẫn đến các tình trạng như trong phân có máu, nôn, ho ra máu, chảy máu cam, và nhiễm độc huyết. Tình trạng sốt có thể kéo dài và liên tục.

    Sốt mò có nguy hiểm không? Các biện pháp phòng ngừa sốt mò cần lưu ý 2
    Sốt mò có nguy hiểm không? Sốt mò có thể gây chảy máu cam do tổn thương mạch máu

    Tổn thương phổi

    Vi khuẩn có thể gây tắc nghẽn và xuất huyết tại phổi, dẫn đến phù nề, dày thành phế nang, ứ đọng hồng cầu và huyết thanh. Biến chứng này có thể gây ho ra máu, tràn dịch màng phổi, khó thở, và suy hô hấp.

    Tổn thương tim mạch

    Sốt mò có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở hệ tim mạch. Vi khuẩn tấn công vào các mạch máu và khe cơ tim, dẫn đến viêm và nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp nặng, điều này có thể gây trụy tim mạch và đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

    Xem thêm  Những nguyên tắc khi dùng cây xương khô trị viêm xoang

    Tổn thương thần kinh

    Viêm não và viêm màng não là các biến chứng nghiêm trọng của sốt mò, mặc dù không phổ biến. Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh, người bệnh có thể gặp triệu chứng như đau đầu, đau nhức cơ toàn thân, rối loạn ý thức, và phản xạ kém. Cần điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu càng sớm càng tốt để ngăn ngừa diễn biến nặng và tổn thương các cơ quan khác.

    Sốt mò có nguy hiểm không? Các biện pháp phòng ngừa sốt mò cần lưu ý 3
    Viêm não và viêm màng não là các biến chứng nghiêm trọng của sốt mò

    Gan và lách sưng to

    Khoảng 40% bệnh nhân sốt mò có biến chứng tại gan và lách, dẫn đến sưng to, tăng men gan, và nhiễm độc, có thể gây vàng da và suy gan cấp.

    Biện pháp phòng ngừa sốt mò

    Để phòng ngừa sốt mò, bạn cần:

    • Tích cực phát quang xung quanh nhà, dọn dẹp cỏ dại và cây cối um tùm, diệt chuột và các loài gặm nhấm. Khơi thông cống rãnh và định kỳ phun thuốc diệt côn trùng mỗi 6 tháng. Tránh phơi quần áo hoặc nằm ở những nơi ẩm ướt để ngăn ngừa ấu trùng mò bám vào.
    • Khi vào rừng, nên tránh nghỉ ngơi dưới cây cối rậm rạp và đất mùn. Nằm trên võng cao thay vì dưới đất, mặc quần áo kín đáo và giày cao cổ, sử dụng thuốc xua đuổi côn trùng bôi lên vùng da trống. Về nhà, thay đồ ngay và tắm rửa sạch sẽ.
    • Nếu bạn trở về từ vùng có dịch tễ và có triệu chứng sốt cao, đau đầu, cần đến cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị kịp thời, nhằm tránh các hậu quả nghiêm trọng.
    Xem thêm  5 tác dụng bất ngờ của nước ngô luộc, ai không nên uống?
    Tích cực dọn dẹp nhà và xung quanh nhà để có một môi trường sống sạch sẽ và an toàn
    Tích cực dọn dẹp nhà và xung quanh nhà để có một môi trường sống sạch sẽ và an toàn

    Vậy sốt mò có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Sốt mò không chỉ gây sốt cao mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở tim, phổi, gan và hệ thần kinh. Nhận thức rõ về các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của sốt mò, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Đừng chủ quan, vì việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là chìa khóa để tránh những hậu quả đáng tiếc từ bệnh sốt mò.



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img