Sẹo lồi và sẹo lõm là hai loại sẹo phổ biến gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin của nhiều người. Việc hiểu rõ về đặc điểm cũng như các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn lựa chọn cách chăm sóc da phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về sẹo lồi và sẹo lõm, cùng các phương pháp điều trị hiệu quả.
Đặc điểm của sẹo lồi
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.
Đối tượng quy cơ: Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất. Dù chưa có số liệu chứng minh rõ ràng nhưng đa phần nữ giới có xu hướng hình thành sẹo lồi cao hơn là nam giới.
Một số đặc điểm dễ nhận biết của sẹo lồi:
- Kết cấu: Sẹo lồi thường phát triển vượt ra ngoài phạm vi vết thương ban đầu, có thể từ một vết kim tiêm, mụn trứng cá nhiễm trùng, vết côn trùng cắn nhỏ… cũng có thể hình thành và phát triển thành khối sẹo lồi.
- Kích thước: Sẹo lồi có thể tiếp tục phát triển và lan rộng sau khi vết thương đã lành.
- Màu sắc: Sẹo lồi thường có vỏ bọc, bề mặt nhẵn và có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu.
- Ngứa và đau: Sẹo lồi thường gây ngứa và có thể đau khi chạm vào.
Đặc điểm của sẹo lõm
Sẹo lõm là gì?
Sẹo lõm (sẹo rỗ) là hệ quả của quá trình phục hồi da sau khi tổn thương, khiến da bị lõm xuống với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Do lớp collagen (một trong những thành tố quan trọng giúp xây dựng các khối xương, da, cơ, gân và dây chằng trong cơ thể) và elastin (dạng protein tham gia cấu tạo của sợi đàn hồi trong cấu trúc da) bị đứt gãy, không thể tái tạo mô một cách hoàn chỉnh khiến da không thể trở lại trạng thái ban đầu.
Đối tượng quy cơ:
- Bệnh nhân bị mụn nhưng nặn không đúng cách
- Thủy đậu
- Tai nạn
- Phẫu thuật
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chăm sóc da không đúng cách cũng khiến sẹo lõm xuất hiện và trầm trọng hơn.
Một số đặc điểm dễ nhận biết của sẹo lồi:
- Màu sắc: Sẹo lõm thường có màu giống với màu da xung quanh hoặc nhạt hơn.
- Kết cấu: Bề mặt sẹo lõm mịn màng, không gồ ghề.
- Kích thước: Sẹo lõm thường nhỏ và không lan rộng như sẹo lồi.
- Không đau hoặc ngứa: Sẹo lõm thường không gây đau hoặc ngứa.
Phương pháp điều trị sẹo lồi
Có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Một số phương pháp phổ biến bao gồm:
- Tiêm corticosteroid: Tiêm corticosteroid trực tiếp vào sẹo lồi giúp giảm viêm và ức chế sự phát triển của sẹo. Phương pháp này thường cần thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả tối ưu.
- Laser: Sử dụng laser để làm phẳng và giảm đỏ sẹo lồi. Laser cũng kích thích sự tái tạo da, giúp cải thiện tình trạng sẹo.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi kết hợp với các phương pháp điều trị khác như tiêm corticosteroid hoặc băng ép để ngăn ngừa sẹo tái phát.
- Băng ép: Sử dụng băng ép hoặc băng thun để nén sẹo lồi, giúp giảm kích thước và làm phẳng sẹo.
Phương pháp điều trị sẹo lõm
Điều trị sẹo lõm cũng có nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây sẹo. Một số phương pháp điều trị sẹo lõm hiệu quả bao gồm:
- Lăn kim (Microneedling): Sử dụng thiết bị lăn kim để tạo ra các vi tổn thương trên bề mặt da, kích thích quá trình tái tạo collagen và làm đầy sẹo lõm.
- Laser: Laser Fractional CO2 hoặc Erbium laser là hai loại laser thường được sử dụng để điều trị sẹo lõm. Laser giúp kích thích sự sản sinh collagen và làm mịn bề mặt da.
- Peel da hóa học: Sử dụng các loại acid để loại bỏ lớp da chết và kích thích tái tạo da mới, giúp làm đầy sẹo lõm.
- Tiêm chất làm đầy (Filler): Tiêm các chất làm đầy như hyaluronic acid vào sẹo lõm để làm đầy và làm mịn bề mặt da.
Sẹo lồi và sẹo lõm đều là những vấn đề da liễu cần được quan tâm và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sẹo, kích thước, vị trí, mức độ sẹo, cơ địa,… Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sẹo lồi và sẹo lõm, từ đó có cách chăm sóc da phù hợp để hạn chế hình thành sẹo và bảo vệ làn da của mình.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.