Giấc ngủ và nghỉ ngơi là những vấn đề liên quan đến sức khỏe và bệnh tật, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con người nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng. Thời gian ngủ chính là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng. Thanh thiếu niên có giấc ngủ ngon thường học tốt hơn và ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn những người không ngủ tốt. Vậy số giờ ngủ cần thiết cho thanh thiếu niên? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Thanh thiếu niên cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của thanh thiếu niên. Đó là một yếu tố quan trọng làm họ cảm thấy thoải mái trong ngày tiếp theo. Giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến việc học của thanh thiếu niên, những gì họ nhớ, cách họ hòa đồng với bạn bè và những việc họ làm. Thanh thiếu niên có giấc ngủ ngon thường học tốt hơn và ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn những người không ngủ tốt.
Giấc ngủ của trẻ vị thành niên rất quan trọng vì nó:
- Giúp cơ thể khỏe mạnh
- Hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt
- Giúp tăng năng lượng, nâng cao khả năng tập trung
- Giúp trẻ nhớ mọi thứ lâu hơn.
Như thế nào là ngủ đủ giấc ?
Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) khuyên rằng thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi đêm để khỏe mạnh. Trung bình, thanh thiếu niên cần 9 giờ ngủ mỗi đêm.
Điều này có nghĩa là trẻ vẫn cần ngủ nhiều hơn người lớn để có thể học tập và vui chơi tốt nhất trong ngày.
Ngoài ra, không phải trẻ ngủ đủ số giờ là được. Điều quan trọng mà bạn cần chú ý là chất lượng giấc ngủ của trẻ. Thông thường, khi bước vào độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ sẽ bắt đầu hình thành thói quen đi ngủ muộn và thức dậy trễ vào sáng hôm sau. Điều này là do ở giai đoạn này cơ thể trẻ bắt đầu tiết ra hormone melatonin nhiều hơn vào ban đêm, nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của trẻ. Ngoài ra, bộ não của trẻ cũng sẽ trưởng thành trong giai đoạn này. Do đó, nó có thể khiến trẻ tỉnh táo hơn.
So sánh giấc ngủ của thanh thiếu niên với người lớn và trẻ nhỏ
Nhiều người nghĩ rằng ngủ 8h/ngày tức là ngủ đủ giấc, tuy nhiên mỗi ngày ngủ bao nhiêu giờ là đủ thực tế có thể thay đổi theo từng người. Lượng thời gian ngủ của hầu hết mọi người khoảng từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, khi bạn già đi, số giờ ngủ trung bình của giấc ngủ giảm còn 7 đến 8 giờ, với một số người thậm chí ngủ ít giờ hơn.
Các khuyến cáo thời gian ngủ trung bình hợp lý theo lứa tuổi như sau:
- Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h – 12h/ ngày để ngủ.
- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần ngủ 8 – 10h/ngày
- Thanh niên và người trưởng thành (18-64 tuổi) cần ngủ 7 – 9h/ngày
- Người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7- 8h/ngày
Tác động của thiếu ngủ dài hạn đến sức khỏe thanh thiếu niên
Giấc ngủ rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ dậy thì và thanh thiếu niên đang lớn, đang phát triển. Những trẻ ngủ đủ giấc thường có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, trí nhớ, kết quả học tập và sức khỏe tâm thần cũng tốt hơn.
Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà trẻ ở độ tuổi dậy thì bị thiếu ngủ, mất ngủ thì bé có thể đối mặt với nhiều vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như:
- Khó tập trung, chú ý và ghi nhớ sự vật, sự việc.
- Dễ cáu kỉnh, trông mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Thay đổi tâm trạng, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.
- Huyết áp cao.
- Gặp vấn đề về cân nặng và béo phì.
- Nhức đầu.
- Có những hành vi, cư xử bất thường.
Thiếu ngủ thậm chí có thể ảnh hưởng đến một phần não đang phát triển có chức năng kiểm soát các xung động của trẻ dậy thì. Đây có thể là lý do tại sao tình trạng thiếu ngủ có liên quan đến tỷ lệ hành vi nguy hiểm cao hơn như nhắn tin khi lái xe, đánh nhau, sử dụng chất gây nghiện và hành vi tình dục không an toàn ở thanh thiếu niên.
Kết luận
Việc đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng cho thanh thiếu niên là vô cùng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cha mẹ và người chăm sóc cần hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ và tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể nghỉ ngơi và phát triển. Bằng cách áp dụng những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả như thiết lập thói quen ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ lý tưởng, và khuyến khích hoạt động thể chất, chúng ta có thể giúp thanh thiếu niên có được giấc ngủ tốt hơn và từ đó cải thiện sức khỏe và hiệu suất học tập. Hãy nhớ rằng, giấc ngủ không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là nền tảng cho một tương lai khỏe mạnh và thành công.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.