Sa tử cung là một căn bệnh khiến nhiều phụ nữ băn khoăn. Nếu không phát hiện kịp thời, có phương pháp điều trị đúng, bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm; đặc biệt ở phụ nữ mang thai, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, chẩn đoán bệnh sa tử cung khi mang thai.
Sa tử cung khi mang thai là gì?
Sa tử cung khi mang thai hay sa âm đạo thai kỳ thường hiếm gặp, đây là hiện tượng khi mà tử cung tụt xuống âm đạo, đôi khi là tụt hẳn ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng, suy yếu dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung.
Các bà bầu khi mang thai mắc sa tử cung thường cảm thấy:
- Nặng bụng dưới, âm đạo và âm hộ nặng, đau lưng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu các dấu hiệu này vẫn chưa cụ thể làm quá trình chuẩn đoán gặp một số khó khăn do có thể giống với tình trạng đau nhức bình thường trong quá trình mang thai.
- Quá trình bài tiết gặp khó khăn như đi đại tiện và tiểu tiện đau rát. Đôi khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không đi được.
- Có cảm giác như đang ngồi trên một quả bóng hoặc có cảm giác như có cái gì sắp rơi ra khỏi âm đạo.
- Xuất hiện triệu chứng như chảy máu âm đạo, mất cảm giác với thai nhi trong bụng. Lúc này cần đến bác sĩ ngay lập tức để có những biện pháp điều trị kịp thời.
Phân loại sa tử cung khi mang thai gồm có:
- Sa tử cung không hoàn toàn: là tình trạng một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi ra hẳn ngoài âm đạo.
- Sa tử cung hoàn toàn: là tình trạng tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu đến mức một phần của bộ phận này xuất hiện ngoài cửa âm đạo
Sa tử cung nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới hậu quả:
Sảy thai, thai chết lưu: Tử cung bị tụt xuống dưới âm đạo làm cho thai nhi không có không gian để phát triển làm thai chết lưu gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.
- Sinh non, băng huyết: Thai nhi có thể trôi ra khi chưa phát triển hoàn thiện. Tình trạng này rất nguy hiểm vì không chỉ làm em bé chết yểu, dị tật mà còn nguy cơ dẫn đến băng huyết cho người mẹ.
Ngoài ra còn có một số ảnh hưởng khác như:
- Mất khả năng làm mẹ do tử cung bị viêm nhiễm cần phải cắt bỏ.
- Gây tử vong cho mẹ và bé do vỡ tử cung.
- Ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như: trực tràng, ruột, bàng quang.
Nguyên nhân gây sa tử cung khi mang thai
Theo các chuyên gia Sản khoa, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc mắc bệnh sa tử cung, có thể xuất phát từ thai nhi, từ người mẹ, hoặc từ các yếu tố bên ngoài:
- Táo bón là nguyên nhân khiến các mẹ phải dùng sức rặn trong quá trình đại tiện.
- Có khối u vùng chậu hoặc u xơ cần được phát hiện.
- Đã từng trải qua quá trình sinh thai nhi lớn hoặc bị khó sinh.
- Áp lực trong ổ bụng tăng lên nhanh chóng trong quá trình mang thai, mà cơ thể chưa kịp thích nghi.
- Mắc phải hội chứng mô liên kết bẩm sinh.
- Tăng cân quá mức khi mang thai không kiểm soát.
- Chấn thương từ lần sinh trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu.
- Các cơn ho nặng kéo dài đến từ bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản.
- Đã từng phẫu thuật trước đây ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp.
- Thay đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung.
- Từ thai nhi: Thai nhi lớn hoặc người mẹ mang đa thai khiến tử cung bị sa xuống.
- Từ mẹ bầu: Mang bầu ở tuổi cao hoặc sinh nhiều lần trước đó cũng là nguyên nhân.
- Nguyên nhân do tác hại của việc mẹ nạo phá thai nhiều lần, nó làm cho tử cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Cơ thể mẹ có thể có khoảng cách vùng xương chậu lớn hơn người bình thường.
Chẩn đoán sa tử cung khi mang thai
Cách bác sĩ chẩn đoán để xác định sa tử cung trong thai kỳ, thì thai phụ có thể thực hiện một số kiểm tra như: kiểm tra âm đạo và tử cung. Trong quá trình thăm khám của bác sĩ về sàn chậu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện động tác rặn, nó tương tự như trong quá trình bệnh nhân đi vệ sinh.
Điều đó để đánh giá được mức độ của tình trạng sa tử cung của bệnh nhân. Bên cạnh việc đó, bác sĩ cũng sẽ có thêm phần kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu qua các hoạt động về khả năng co của cơ, mạnh hay yếu và thả lỏng cơ.
Tóm lại, sa tử cung khi mang thai là tình trạng rối loạn sàn chậu hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của thai phụ. Khi gặp các triệu chứng bất thường hoặc cảm thấy lo lắng trong thai kỳ, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Sàn chậu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.