Người bị rối loạn nhân cách tránh né thường có cảm giác ức chế xã hội một cách cực đoan. Đây là loại bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhân cách đến nay vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh rối loạn nhân cách tránh né qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant Personality Disorder – AVPD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm C (Lo lắng) rối loạn nhân cách. Trong đó:
- Rối loạn này có đặc trưng là cảm giác hồi hộp, sợ hãi khi tiếp xúc mối quan hệ xã hội.
- Thường có lòng tự trọng thấp (đánh giá thấp bản thân)
- Phản ứng thái quá với các lời chỉ trích, đánh giá.
- Họ luôn cảm thấy không thoải mái trong các tình huống xã hội. Dẫn đến việc tránh né tham gia các hoạt động nhóm và sợ đám đông.
Theo ước tính, thế giới có khoảng 2% dân số mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ giới, tiềm ẩn từ khi người bệnh còn trong độ tuổi trẻ em. Cũng như hầu hết các loại rối loạn về nhân cách, rối loạn này thường không được chẩn đoán ở những người dưới 18 tuổi.
Chỉ khi những đặc trưng tính cách bị tránh né này trở nên kém linh hoạt hay có khả năng làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm cho người đó có cảm thấy đau khổ thì mới được xác định là hội chứng rối loạn nhân cách tránh né.
Triệu chứng
Bệnh nhân có rối loạn nhân cách né tránh sẽ tránh né sự tương tác xã hội, bao gồm cả ở nơi làm việc, bởi vì họ e ngại rằng họ sẽ bị chỉ trích hoặc bị từ chối hoặc người ta sẽ không chấp nhận họ, như trong những trường hợp sau:
- Họ có thể từ chối được thăng chức vì họ sợ đồng nghiệp sẽ chỉ trích họ.
- Họ có thể né tránh các cuộc họp.
- Họ tránh làm quen với bạn mới, trừ khi họ chắc chắn họ sẽ được thích.
Những bệnh nhân này rất nhạy cảm với bất cứ điều gì có tính hơi phê phán, không tán thành hoặc nhạo báng bởi vì họ thường xuyên suy nghĩ về việc bị người khác chỉ trích hoặc từ chối. Họ cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nào của những phản ứng tiêu cực đối với họ. Sự căng thẳng, lo âu của họ có thể suy ra từ sự nhạo báng hoặc trêu chọc, do đó dường như để xác nhận sự tự nghi ngờ của họ.
- Lòng tự trọng thấp và cảm giác không thích hợp ngăn cản những bệnh nhân này trong các tình huống xã hội, đặc biệt là với những người mới. Tương tác với người mới bị ức chế bởi vì bệnh nhân nghĩ mình là người kém cỏi về mặt xã hội, không hấp dẫn, và kém hơn người khác.
- Họ thường im lặng, rụt rè và cố gắng biến mất vì họ nghĩ rằng nếu họ nói gì thì người khác sẽ cho là sai.
- Họ không muốn nói về mình vì sợ rằng họ bị chế nhạo hoặc làm nhục. Họ lo rằng họ sẽ đỏ mặt hoặc khóc khi bị chỉ trích.
Nguyên nhân
Hiện nay nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Di truyền: Có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nếu người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này hoặc một số loại bệnh liên quan như rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…
- Gia đình: trẻ nhỏ thường phát triển tính cách giống với những người trong gia đình. Nếu trong nhà có người mắc rối loạn nhân cách nhà tránh hoặc rối loạn lo âu thì trẻ sẽ lớn lên với hình thái phát triển nhân cách bất thường.
- Những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày: rối loạn nhân cách né tránh có thể xuất hiện nếu người bệnh từng bị tẩy chay, cha mẹ la mắng thường xuyên, bị từ chối,…
- Mắc một số bệnh tâm thần khác: Người bị trầm cảm, rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới có nguy cơ cao bị mắc loại bệnh này. Đa phần những người mắc bệnh về tâm thần thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.
Người mắc bệnh rối loạn nhân cách né tránh cần phải được điều trị sớm và thường xuyên. Nếu người mắc bệnh rối loạn nhân cách né tránh không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng nặng nề.
Đối tượng nguy cơ
Khá khó khăn để nhận định được ai sẽ bị rối loạn nhân cách theo kiểu tránh né sau này. Những người mắc bệnh chỉ có biểu hiện rất nhút nhát trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ đặc biệt nhút nhát nào cũng sẽ mắc chứng rối loạn nhân cách kiểu tránh né khi chúng trưởng thành. Tương tự, không phải người trưởng thành nào có bản tính nhút nhát thì cũng là bệnh nhân.
Tuy tỷ lệ người mắc bệnh cũng không quá cao so với các bệnh về tâm thần khác như rối loạn đa nhân cách, rối loạn nhân cách hoang tưởng… nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng khiến cho việc phòng bệnh trở nên khó khăn hơn.
Chẩn đoán
Rối loạn nhân cách né tránh có thể được chẩn đoán bởi một nhà trị liệu, hay chuyên gia sức khỏe tâm thần dựa trên các tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – DSM).
Rối loạn nhân cách né tránh thường được chẩn đoán ở người lớn, vì tính cách của trẻ em vẫn còn đang phát triển và các hành vi như sự nhút nhát có thể là biểu hiện bình thường của thời thơ ấu và sẽ thay đổi khi chúng lớn lên.
Theo DSM, một người phải có một khuôn mẫu lặp lại của sự tránh né tiếp xúc xã hội, trở nên quá nhạy cảm với sự từ chối và chỉ trích, và cảm giác không xứng đáng, được thể hiện bởi ít nhất bốn trong số các tiêu chí sau:
- Né tránh các hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt liên quan đến mối quan hệ xã hội vì sợ sự chỉ trích, không tán thành và từ chối
- Không muốn tham gia với mọi người trừ khi họ chắc chắn rằng người khác sẽ thích họ
- Kìm hãm những mối quan hệ thân mật vì sợ bị chế giễu hoặc bẽ mặt
- Bận tâm tới những lời chỉ trích hoặc sự từ chối trong những tình huống xã hội
- Bài trừ các tình huống xã hội mới do cảm giác không xứng đáng
- Cảm giác lạc lõng với xã hội, không đủ hấp dẫn, hay kém cỏi so với mọi người
- Do dự khi chấp nhận những rủi ro hay thử những điều mới mẻ vì sợ xấu hổ
Phòng ngừa bệnh
Chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh rối loạn nhân cách hiệu quả. Điều cần thiết là nếu có triệu chứng thì nên đi khám bác sĩ kịp thời để điều trị sớm.
Điều trị như thế nào?
Một số phương pháp điều trị như:
- Liệu pháp nhận thức – hành vi
- Liệu pháp tâm lý hỗ trợ
- Liệu pháp tâm lý động
- Thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm cảm
Bệnh nhân bị rối loạn nhân cách né tránh thường né tránh việc điều trị.
Các liệu pháp hiệu quả cho bệnh nhân mắc cả chứng ám ảnh sợ xã hội và rối loạn nhân cách né tránh bao gồm:
- Liệu pháp nhận thức-hành vi tập trung vào việc thu nhận các kỹ năng xã hội, được thực hiện theo nhóm
- Các liệu pháp nhóm khác nếu nhóm gồm những người có cùng những khó khăn
- Bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách né tránh được hưởng lợi từ các liệu pháp cá nhân mang tính hỗ trợ và nhạy cảm với tình trạng quá mẫn cảm của bệnh nhân đối với người khác.
- Trị liệu tâm lý động, tập trung vào các xung đột cơ bản, có thể hữu ích.
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về rối loạn nhân cách tránh né.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.