Rối loạn lưỡng cực bao gồm hai biểu hiện chính trái ngược nhau đó làm trầm cảm và hứng cảm. Là một rối loạn tâm thần thường gặp, người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn, hưng cảm xen kẽ nhau.
Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực ở người cao tuổi
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực điển hình thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hoặc trung niên, do đó hầu hết các bệnh nhân hưng cảm tuổi già thường có những giai đoạn rối loạn cảm xúc trước đó. Tuy nhiên, hưng cảm có thể xuất hiện ở tuổi muộn, hoặc là dưới dạng một giai đoạn đơn thuần hoặc là một phần của thể tái phát. Hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực và hưng cảm đơn cực xuất hiện sau tuổi 50 được giả định là có nguồn gốc thực tổn cho đến khi chứng minh được là có nguồn gốc khác.
Các bệnh nhân hưng cảm và hưng cảm nhẹ biểu hiện điển hình là: tăng quá mức hoạt động và tư duy dồn dập, tư duy phi tán, mất ngủ, giảm khả năng kiềm chế và kém điều chỉnh bản thân. Cảm xúc thường là dễ bị loạn cảm hơn là khoái cảm. Các hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong các trường hợp nặng.
Nguyên nhân rối loạn lưỡng cực ở người cao tuổi
Nhiều giả thuyết đã cố gắng giải thích nguyên nhân gây bệnh, trong đó có các nhóm lý thuyết chính sau:
- Do di truyền: Đã có những nghiên cứu về gia đình, về con nuôi, nghiên cứu về trẻ sinh đôi nhằm xác định vai trò của gen di truyền trong bệnh rối loạn cảm xúc.
- Do dẫn truyền thần kinh: Người ta thấy có tổn thương đa dạng nhiều hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não bộ ở bệnh nhân trầm cảm.
- Do rối loạn nội tiết: sự thay đổi không bình thường trong cơ thể cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc.
- Yếu tố tâm lý: theo thuyết Phân tâm học, các rối loạn trầm cảm bắt nguồn từ những bất thường về tâm lí thuở nhỏ. Còn theo thuyết hành vi nhận thức, trầm cảm là do con người có những nhận thức không đúng về bản thân cũng như về xã hội, nhìn nhận một cách bi quan về các sự vật trong quá khứ và trong tương lai.
Cách điều trị
Bệnh lý rối loạn trạng thái cảm xúc này thường ít khi có thể điều trị khỏi hoàn toàn, dứt điểm trong thời gian ngắn. Đã có không ít bệnh nhân phải sống chung với bệnh cả đời và các biện pháp y tế chỉ có thể hỗ trợ để ngăn bệnh tái phát thường xuyên.
Có hai phương pháp chính để điều trị sau khi chẩn đoán bệnh thành công là:
- Tâm lý trị liệu: Bác sĩ tâm lý sẽ đến hỗ trợ bệnh nhân rối loạn lưỡng cực bằng cách lắng nghe họ giãi bày các vấn đề tâm lý đang gặp phải. Từ đó đưa ra các giải pháp trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và ngăn bệnh phát triển thành các rối loạn tâm thần khác.
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có thể ức chế quá trình thay đổi tâm trạng thất thường, đây được coi như chất chuyên ổn định cảm xúc.
Kết luận
Rối loạn lưỡng cực ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp, nhưng việc nhận biết sớm các triệu chứng và nguyên nhân có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Người cao tuổi thường dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi cảm xúc đột ngột, từ hưng cảm đến trầm cảm. Điều quan trọng là gia đình và người chăm sóc cần nhận biết và hỗ trợ người bệnh kịp thời. Các phương pháp điều trị chính bao gồm tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc ổn định cảm xúc, giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát. Hãy tạo môi trường sống tích cực, cung cấp sự hỗ trợ tâm lý và duy trì các hoạt động xã hội để người bệnh cảm thấy được yêu thương và không cô đơn. Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp người cao tuổi sống vui khỏe và hạnh phúc hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.