Làn da của chúng ta là vẻ đẹp tự nhiên, nhưng đôi khi, rạn da có thể xuất hiện, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, mà còn có thể gây ra sự không thoải mái và tự ti. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về rạn da qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Vết rạn da là một loại sẹo phát triển khi da căng ra hoặc co lại nhanh chóng. Sự thay đổi đột ngột khiến collagen và elastin, những chất nâng đỡ làn da bị đứt gãy. Và khi da lành lại, vết rạn da có thể xuất hiện.
Vết rạn da là những vệt cố định xuất hiện phổ biến ở những vị trí như bụng, ngực, hông, mông và đùi. Nó giống như những vết gợn sóng dài, mỏng này còn được gọi là vân. Những rãnh hoặc đường vân rạn da này không gây hại cho sức khỏe nhưng chúng cũng không đẹp mắt và làm ảnh hưởng đến tâm lý của khổ chủ.
Triệu chứng
Rạn – nứt da là hiện tượng trên da có xuất hiện những vết sọc dài, nhỏ đi kèm có thể là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng đôi khi cũng có các trường hợp lại không có bất cứ sự khác lạ nào ngoài những vết nứt ngoằn ngoèo trên da. Ban đầu, các vết rạn có màu hồng hoặc nâu, đôi khi có màu tím tái nhưng qua thời gian sẽ thấy các đường sẹo mờ dần, màu trắng đục. Thông thường, các vết rạn hay nứt xuất hiện ở những vùng da mỏng và yếu như bụng, đùi, mông, bắp chân, ngực, thắt lưng.
Nguyên nhân
Vết rạn da xuất hiện cơ thể phát triển nhanh chóng và làn da không thể đáp ứng đủ căng ra. Bạn có thể bị rạn da vì một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Sự tăng cân quá nhanh xảy ra ở cả nam và nữ.
- Quá trình tăng trưởng của trẻ em ở tuổi dậy thì. Vết rạn da do nguyên nhân này sẽ có thể mờ dần khi trẻ lớn lên.
- Mang thai có thể khiến tình trạng da căng và sự gia tăng hormone làm suy yếu các sợi da dẫn đến rạn da.
- Do di truyền khi có bố hay mẹ bị rạn da thì nguy cơ bạn bị rạn da cũng rất cao.
- Những người tập thể hình để có được cơ bắp săn chắc cũng có thể gây nên những vết rạn da.
- Lượng steroid cao do dùng thuốc steroid hoặc do các bệnh như hội chứng Cushing, hội chứng Marfan… cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da.
Đối tượng nguy cơ
- Rạn da thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là do giai đoạn mang thai. Khi bụng tăng kích thước để tạo chỗ cho thai nhi, da bụng của thai phụ sẽ căng ra. Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể bị rạn.
- Phụ nữ và đàn ông béo phì.
- Những người tập thể hình có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn khi cơ bắp phát triển nhanh.
- Trẻ em có khả năng bị rạn da nếu tăng chiều cao nhanh hoặc tăng cân nhanh ở tuổi dậy thì.
- Nguy cơ bị rạn da cao hơn nếu gia đình bạn có tiền sử rạn da.
- Thoa hoặc uống corticosteroid trong thời gian dài, tình trạng tăng cortisol.
- Người mắc bệnh Cushing, hội chứng Marfan hoặc hội chứng Ehler-Danlos.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể cho biết bạn có vết rạn da hay không đơn giản chỉ nhìn vào da và xem xét bệnh sử của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ vết rạn da gây ra do một căn bệnh nghiêm trọng, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa được tình trạng rạn da, một số chất có thể mang lại hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tìm thấy các sản phẩm có chứa centella hay hyaluronic acid có thể giúp ngăn ngừa rạn da.
Điều trị như thế nào?
Một số phương pháp điều trị vết rạn da hiệu quả đang được chuyên gia da liễu và thẩm mỹ ứng dụng nhiều nhất hiện nay.
Siêu mài mòn da: Đây là một kỹ thuật tái tạo bề mặt mà không gây đau đớn. Bác sĩ da liễu sẽ dùng thiết bị được gắn các tinh thể cực nhỏ để loại bỏ lớp tế bào da chết trên bề mặt da. Điều này giúp thúc đẩy sản sinh collagen cho làn da mới phát triển. Lớp da mới này có độ đàn hồi tốt hơn và khiến vết rạn mờ đi.
Lăn kim: Quy trình này nhắm vào lớp da giữa, nơi các vết rạn da thực sự được hình thành. Bằng cách chọc những chiếc kim nhỏ vào da, quá trình sản xuất collagen và đàn hồi sẽ được kích hoạt để tái tạo da. Điều này cải thiện vẻ ngoài của da bằng cách giảm khả năng hiển thị của các vết rạn da.
Phẫu thuật thẩm mỹ: Các thủ thuật thẩm mỹ như căng da bụng, căng da đùi… sẽ loại bỏ da thừa làm săn chắc da và mô còn lại để giảm sự xuất hiện của các vết rạn da. Phương pháp này không chỉ loại bỏ các vết rạn da mà bệnh nhân còn nhận được lợi ích loại bỏ vùng da chảy xệ.
Liệu pháp laser: Loại bỏ vết rạn da bằng laser là phương pháp tăng sản xuất collagen và giảm sự xuất hiện của vết rạn da. Nó có thể được thực hiện bằng liệu pháp laser nhuộm xung hoặc liệu pháp laser CO2 phân đoạn. Trong đó, laser nhuộm xung có hiệu quả đối với các vết rạn da mới, màu đỏ và laser CO2 phân đoạn làm mờ các vết rạn da cũ, màu trắng. Trên thực tế, liệu pháp laser hay ánh sáng đều được Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ (ASDS) khuyên dùng để để cải thiện sự xuất hiện của các vết rạn da.
Liệu pháp sóng tần số (Radio Frequency): Radio Frequency là một lựa chọn được sử dụng phổ biến và an toàn bằng cách kích hoạt sản xuất collagen mới ở vùng được điều trị giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da. Chú ý, với các vết rạn da mới (màu đỏ) nên kết hợp với PRP (Platelet-Rich Plasma) để tăng hiệu quả vì PRP này cũng hoạt động bằng cách kích thích sản xuất collagen mới.
Tất cả, các phương pháp điều trị rạn da ở trên khá an toàn khi được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia da liễu, bác sĩ. Đặc biệt, để đạt hiệu quả làm mờ vết rạn da tối ưu; các bác sĩ cho kết hợp sử dụng thêm kem trị rạn da phù hợp. Đây cũng là một trong phương pháp phòng ngừa và điều trị rạn da hiệu quả, an toàn mà tiết kiệm đang được mọi người sử dụng ngay tại nhà.
Trên đây là những chia sẻ về rạn da. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.