Có bao giờ bạn nghe qua cái tên Potassium là gì chưa? Chắc chưa từng đúng không? Còn KALI thì sao? Nghe có vẻ quen thuộc hơn đúng không các bạn. Thực chất 2 cái tên này là một đấy ạ.
Potassium là tên gọi khác của khoáng chất Kali . Là một trong ba loại khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể chúng ta. Chúng giúp cơ thể điều tiết chất lỏng, truyền tín hiệu thần kinh và điều chỉnh sự co thắt cơ bắp.
Vậy công dụng của Potassium cụ thể như thế nào? Chúng ta có thể bổ sung Potassium từ đâu? Liều lượng như thế? Cần lưu ý những gì khi sử dụng không? Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả nội dung qua bài viết này nhé.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, Potassium là một trong những kim loại “giàu có” nhất trên Thế giới. Chúng chiếm trên 2,4% trọng lượng của vỏ Trái đất. Trong cơ thể người khoảng 98% lượng Potassium được tìm thấy ở các tế bào. Trong đó khoảng 80% lượng Potassium được tìm thấy trong các tế bào cơ, khoảng 20% còn lại được tìm thấy trong xương, gan và tế bào hồng cầu.
Đa số khoáng chất của Potassium không hòa tan được và rất khó thu được kim loại từ chúng. Trong đời sống hằng ngày, có rất nhiều thực phẩm mà chúng ta bổ sung có chứa một lượng lớn Potassium có lợi cho cơ thể người.
Chúng ta có thể dễ dàng bổ sung Potassium từ các thực phẩm như: Rau cải xanh, Cà chua, dưa leo, bí ngô, khoai tây, thịt bò, chuối, trái bơ,…
Công dụng của Potassium đối với cơ thể
- Bảo vệ xương và cơ bắp: Giúp điều chỉnh sự co bóp và thư giãn của cơ. Giảm nguy cơ và tình trạng sự co giật cơ bắp, chuột rút. Giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương ở người lớn.Ở độ tuổi đang phát triển và phụ nữ đang mang thai rất cần chế độ ăn giàu Potassium giúp xây dựng hệ thống xương vững chắc và cơ phát triển toàn diện.
- Tốt cho hệ tim mạch: Vì tác động đến cơ nên bổ sung đủ potassium cũng sẽ giúp điều hòa sự co bóp của cơ tim. Điều hòa nhịp tim, giảm tình trạng loạn nhịp. Giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế mắc các bệnh về tim mạch.
- Tác động tích cực đối với thận: Giúp cân bằng nồng độ pH của cơ thể, giúp cơ thể luôn ở trạng thái trung tính. Khi cơ thể mất cân bằng pH, Axit cao sẽ dễ gây ra sỏi thận.
- Giảm nguy cơ đột quỵ: Giúp lưu thông khí huyết, điều hòa huyết áp là yếu tố chống lại nguy cơ đột quỵ.
- Hoạt động dây thần kinh: Hệ thống thần kinh chuyển tiếp các tín hiệu giữa não và cơ thể. Những tín hiệu này được gửi dưới dạng các xung thần kinh và giúp điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp, nhịp tim, phản xạ và nhiều chức năng khác trong cơ thể. Điều thú vị là các xung thần kinh được tạo ra bởi các ion natri di chuyển vào tế bào và các ion kali di chuyển ra khỏi tế bào. Sự chuyển động của các ion làm thay đổi điện áp của tế bào, kích hoạt xung thần kinh. Sự sụt giảm nồng độ kali trong máu có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra xung thần kinh của cơ thể. Bổ sung đủ kali từ chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn duy trì chức năng của thần kinh.
Potassium là khoáng chất quen thuộc và cần thiết cho sức khỏe, có tác dụng bảo vệ tim mạch, phát triển hệ cơ và thần kinh ở trẻ em. Tất cả mọi người, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ, nên bổ sung đủ Potassium mỗi ngày.
Các lưu ý khi sử dụng Potassium là gì?
- Trường hợp thiếu Potassium thường ít gặp. Các đối tượng thiếu Potassium thường là: bệnh nhân bị tiêu chảy, nhất là trẻ em, người bệnh thận, tiểu đường, người tiết nhiều mồ hôi,..
- Thực phẩm giàu Potassium chế biến đun sôi trong nước có thể mất từ 50% đến 70% Potassium. Do vậy, có thể thay đổi cách chế biến thành hấp hay ăn sống tùy loại thực phẩm.
- Chọn mua các loại thực phẩm giàu Potassium tại các điểm bán uy tín, để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Các nguồn cung cấp Potassium mà bạn có thể bổ sung:
Từ nguồn thực phẩm ( Hữu cơ):
- Các loại rau củ quả: Chuối , khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải,…
- Các loại thịt, hải sản: Cá, nghêu, thịt bò,…
- Các loại khác: sữa bột, ngũ cốc, sữa chua,…
Từ thực phẩm chức năng/thuốc (vô cơ):
Ở các hiệu thuốc, bạn có thể tìm thấy các chế phẩm chứa kali dưới mọi hình thức: viên nén, viên nang siêu nhỏ giải phóng kali chậm, siro, viên sủi. Ngoài ra, kali có trong hầu hết các chế phẩm vitamin và khoáng chất (ví dụ: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Advanced Formula Multivitamin & Mineral của Pharmacity có chứa Potassium.), …
Liều lượng bổ sung Potassium như thế nào là đúng?
Liều lượng potassium cần bổ sung sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mỗi người:
- Trẻ sơ sinh ( 0-12 tháng tuổi) : 400-700 mg/ngày
- Trẻ nhỏ từ (1-8 tuổi) : 700 – 3800mg/ngày
- Trẻ em ( 9-14 tuổi) : 4500-4700 mg/ngày
- Người từ 14 tuổi trở lên : 4700 mg/ngày
- Người bị bệnh thận: dưới 4700 mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú : 5100 mg/ngày
Trên đây là các thông tin về khoáng chất Potassium mà bạn có thể nắm. Bổ sung vừa đủ liều lượng Potassium sẽ giúp bạn và gia đình bạn có một sức khỏe tối ưu nhất nhé.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn.