Rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là 2 bệnh lý về rối loạn tâm lý, chúng có thực sự giống nhau không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động, nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.
Bệnh có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn.
Sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc có thể nhiều lần trong tuần.
Phân biệt rối loạn lưỡng cực với trầm cảm
Rối loạn lưỡng cực là chứng rối loạn tâm thần, người bệnh có thể chuyển tâm trạng rất nhanh, lúc thì hưng phấn, phấn khích quá mức và tăng động, nhưng cũng có thể nhanh chóng rơi vào tâm trạng ủ rũ, trầm cảm.
Không ít người cho rằng, chứng rối loạn lưỡng cực cũng là một dạng của trầm cảm và cách điều trị sẽ tương tự nhau. Song thực tế, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là những căn bệnh khác nhau cả về triệu chứng, nguyên nhân, gốc lâm sàng cũng như phương pháp điều trị.
Một bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực bị chẩn đoán và điều trị giống như chứng trầm cảm sẽ không đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chỉ có biểu hiện trầm cảm rõ ràng, không thể hiện nhiều triệu chứng hưng cảm, phấn khích thì chẩn đoán rối loạn lưỡng cực cũng rất khó khăn.
Đặc trưng của chứng trầm cảm là trầm cảm đơn cực còn rối loạn lưỡng cực thường trải qua 3 giai đoạn là:
- Giai đoạn trầm cảm nặng.
- Giai đoạn hưng cảm, hứng phấn.
- Giai đoạn trầm cảm.
Có thể thấy, so với trầm cảm thì chứng rối loạn lưỡng cực phức tạp, triệu chứng bệnh nhiều và khó điều trị hơn. Theo các thống kê, tỉ lệ tử vong ở người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng cao hơn so với trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm lý khác.
Rối loạn lưỡng cực và trầm cảm khác nhau như thế nào?
Cách phòng ngừa rối loạn lưỡng cực
Khó có thể phòng ngừa rối loạn tâm lý, nhưng bạn có thể tự giúp mình gia tăng nguồn sức mạnh bản thân khi đối diện với thử thách cuộc sống.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng
- Tập thể dục đều đặn để cải thiện tâm trạng và sức khỏe
- Có các mối quan hệ lành mạnh
- Tăng cường tiếp xúc, trò chuyện với mọi người, tham gia hoạt động xã hội hoạt động tập thể, đi du lịch
- Ngủ đủ giấc và không lạm dụng chất kích thích
Các hoạt động tập thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn lưỡng cực
Kết luận
Việc phân biệt giữa rối loạn lưỡng cực và trầm cảm không chỉ giúp người bệnh nhận được chẩn đoán chính xác mà còn đảm bảo họ được điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải các triệu chứng của hai bệnh lý này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường các hoạt động xã hội và tạo dựng những mối quan hệ tích cực. Luôn lắng nghe cơ thể và tâm trạng của mình, chia sẻ cảm xúc với người thân và bạn bè để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Nhớ rằng, bạn không đơn độc trong cuộc chiến này, và với sự giúp đỡ đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể tìm lại được sự cân bằng và bình yên trong cuộc sống.