Từ bao lâu nay, nước mía đã trở thành một loại nước uống giải khát phổ biến và được yêu thích bởi nhiều người. Dù vậy, không phải ai cũng biết được “Nước mía bao nhiêu calo?” và “Loại thức uống này có gây béo không?”. Hãy cùng Pharmacity giải đáp nhanh các câu hỏi trên ngay trong phần nội dung dưới đây.
Nước mía bao nhiêu calo?
1 ly nước mía bao nhiêu calories? Thực tế, trong 100ml nước mía sẽ có khoảng 74 đơn vị calo dung nạp vào cơ thể. Tương ứng với 1 ly nước mía khoảng 200ml sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 148 đơn vị calo.
Bên cạnh đó, trong 100 ml nước mía còn bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng khác, cụ thể như:
- Đồng: 0,02 mg
- Sắt: 0,10 mg
- Magie: 3,00 mg
- Carbohydrates: 21,14g
- Đường: 20g
- Potassium (Kali): 12mg
- Canxi: 7mg
- Natri: 44mg
Ngoài ra, nước mía còn chứa một số dưỡng chất khác như mangan, các loại vitamin và axit amin cần thiết.
Nước mía bao nhiêu calo?
Uống nước mía có béo không?
Uống nước mía có béo không? Căn cứ vào thông tin các thành phần dinh dưỡng của nước mía ở nội dung trên, có thể xác nhận rằng uống nước mía không gây tăng cân. Bởi vì loại thức uống này có lượng calo và chất béo không đáng kể.
Cùng với đó là chỉ số đường huyết của nước mía khi được tiêu thụ rơi vào khoảng từ 30 – 40. Đây cũng là một con số khá thấp và rất lý tưởng cho những ai đang trong quá trình giảm cân và duy trì vóc dáng của mình.
Uống nhiều nước mía mà vẫn không gây tăng cân, kiểm soát được cân nặng là nhờ các lý do sau:
- Ít chất béo: Trong nước mía chứa rất ít hoặc không có chất béo.
- Hàm lượng chất xơ cao: Uống nước mía sẽ tạo cảm giác no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn nhờ vào hàm lượng chất xơ rất cao có trong thức uống này.
- Không chứa cholesterol xấu: Nhờ vào tác dụng loại bỏ bớt các cholesterol xấu trong máu, nên việc tiêu thụ nước mía giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Kèm theo đó là giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến béo phì, thừa cân.
- Tránh suy nhược cơ thể khi giảm cân: Nhờ có thành phần dưỡng chất dồi dào, nên việc uống nước mía kết hợp với luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm cân hiệu quả và hồi sức nhanh chóng.
- Tăng cường trao đổi chất: Nước mía có khả năng tăng cường và thúc đẩy hiệu quả trao đổi chất. Nhờ đó, khi chúng ta vận động và uống nước mía đúng cách sẽ giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa một cách tốt hơn.
Uống nước mía có béo không?
: Uống gì để giảm cân? Cách chế biến 7 loại thức uống đánh bay mữo thừa ngay tại nhà
Tác dụng của nước mía đối với sức khỏe
Uống nước mía mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Dưới đây là các tác dụng nổi bật của việc uống nước mía:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu: Việc uống nước mía đều đặn với liều lượng hợp lý sẽ giúp điều trị một số bệnh lý như xuất huyết, vàng da, tiểu khó, tiểu rắt và các bệnh lý khác về tiết niệu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng người thường xuyên uống nước mía sẽ có nước tiểu trong và chức năng thận hoạt động hiệu quả hơn.
- Giải khát và cung cấp năng lượng cho cơ thể: Các dưỡng chất như kiềm tự nhiên, kali, carbohydrate và các axit amin có trong nước mía giúp cân bằng điện giải, bổ sung năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng. Nhờ đó, uống một ly nước mía mát lạnh trong ngày nắng nóng sẽ hạn chế sự mất nước, giúp cơ thể giảm mệt mỏi và hồi sức nhanh hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Kali trong nước mía có chức năng cân bằng độ pH của dạ dày, tăng cường tiết dịch vị tiêu hóa. Do đó, uống loại nước này rất tốt cho hệ tiêu hóa của người dùng.
- Giải độc và phục hồi gan, thận: Loại thức uống này không chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Nhờ vậy, việc tiêu thụ nước mía thường xuyên một cách hợp lý sẽ giúp duy trì và cải thiện chức năng thận, gan.
- Giúp đẩy lùi quá trình lão hóa da: Các chất axit alpha hydroxy và axit glycolic trong thức uống này có tác dụng giữ nước và cấp nước cho da . Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sản sinh tế bào, phục hồi trẻ hóa làn da và làm chậm quá trình lão hóa.
Tác dụng của nước mía đối với sức khỏe
Hướng dẫn cách làm nước mía ép dứa (thơm) đơn giản
Nguyên liệu cần có để làm nước mía ép dứa rất đơn giản, bao gồm:
- Nước mía: 400ml.
- Thơm: ¼ trái.
Lưu ý: Nên chọn mua các quả thơm có hình dáng bầu tròn, màu sắc vàng, mắt to và thưa nhau. Như vậy mới đảm bảo dứa đủ chín, có nhiều dưỡng chất và khi làm ra món nước mía ép dứa sẽ có mùi vị ngon hơn.
Khi đã có đủ nguyên liệu thì chúng ta tiến hành việc chế biến nước mía ép dứa. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Sơ chế thơm. Gọt bỏ vỏ và mắt thơm, cắt phần thịt thành những miếng vuông nhỏ đều nhau. Sau đó, dằm nát và vắt lấy phần nước thơm. Nếu có máy ép trái cây thì bạn có thể cho thơm vào để ép lấy nước.
- Bước 2: Xay nước mía thơm: Chuẩn bị máy xay sinh tố, cho 400ml nước mía và ép thơm vào máy xay. Bật nút xay trong khoảng 30 giây thì tắt máy.
- Bước 3: Hoàn thành. Sau khi xay xong thì cho phần nước sinh tố ra ly, thêm ít đá cho mát lạnh là chúng ta đã hoàn thiện món nước mía ép dứa ngon lành.
Nước mía ép thơm
Lưu ý khi uống nước mía để kiểm soát cân nặng
Khi nói về việc uống nước mía để kiểm soát cân nặng, cần tuân theo các lưu ý quan trọng sau để đảm bảo sức khỏe và giảm cân đạt được kết quả tốt. Cụ thể là:
- Liều lượng nước mía cho người trưởng thành: Để kiểm soát cân nặng tốt hoặc giảm cân hiệu quả thì các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 300 calo/bữa. Do đó, một người trưởng thành chỉ nên uống 100 – 200ml nước mía trong 1 ngày và tối đa 3 lần/1 tuần.
- Nên uống nước mía nguyên chất: Nước mía tươi nguyên chất đã có sẵn độ ngọt vừa phải, vì vậy chúng ta không cần bỏ thêm đường hay các chất tạo ngọt khác vào nước mía. Điều này không những khiến cho nước mía bị quá ngọt mà còn làm tăng đường huyết trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên kết hợp nước mía với các nguyên liệu có vị ngọt cao như nước dừa, sầu riêng, hoa quả ngọt,…
- Không uống nước mía vào buổi tối: Uống nước mía vào thời điểm này sẽ khiến cho cơ thể dư thừa năng lượng, dễ gây tích tụ mỡ và tăng cân. Nguyên nhân là vì buổi tối thường là thời gian nghỉ ngơi, ít vận động thể chất nên không thể đốt cháy phần năng lượng đó, khiến cho nó tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ thừa.
- Đối tượng không nên uống nước mía: Bao gồm những người đang dùng thuốc đặc trị bệnh; Người bị rối loạn tiêu hóa; Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường;… đều là các đối tượng không nên uống nước mía vì dễ khiến cho lượng đường tăng cao, khó kiểm soát.
- Chỉ uống nước mía được ép trong ngày: Không nên uống nước mía đã để qua đêm, vì khi đó các chất có thể bị biến hoặc xuất hiện vi khuẩn. Do đó, khi uống nước mía qua đêm hoặc để lâu sẽ dễ gây hại đến sức khỏe.
Lưu ý khi uống nước mía để kiểm soát cân nặng
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp cho câu hỏi: “Nước mía bao nhiêu calo?” cùng với các lưu ý quan trọng khi uống nước mía để kiểm soát cân nặng. Nếu bạn thấy các thông tin mà Pharmacity chia sẻ trên đây là hữu ích thì hãy theo dõi chúng tôi để xem thêm các bài viết khác nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
-
Nước cam: Khám phá ngay 5 tác dụng tuyệt vời, giúp cải thiện sức khỏe
-
Nước ép dứa: Thức uống thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều tác dụng bất ngờ
-
Uống cần tây có tác dụng gì cho sức khoẻ và làn da của bạn?
- Uống bột nghệ, tinh bột nghệ có tác dụng gì? Nên uống như thế nào cho đúng cách?