Để thụ thai thành công đòi hỏi sau khi quan hệ tình dục tinh trùng phải gặp được trứng. Vậy có những dấu hiệu rụng trứng đã gặp tinh trùng nào sẽ xuất hiện để chị em nhận biết? Hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp rõ hơn ngay trong bài viết sau đây của Pharmacity nhé.
Quá trình rụng trứng ở phụ nữ diễn ra như thế nào?
Đối với những chị em phụ nữ có kinh nguyệt đều là 28 ngày thường thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh. Nhưng trên thực tế, đa phần chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng khác nhau, không đều và ổn định nên việc xác định thời điểm rụng trứng cũng sẽ khó khăn hơn. Nhưng để dễ hiểu hơn, mọi người có thể biết sự rụng trứng thường diễn ra trong khoảng thời gian 4 ngày trước và 4 ngày sau điểm chính giữa của một chu kỳ kinh nguyệt.
Về cơ chế rụng trứng cơ bản sẽ được bắt đầu bằng việc giải phóng hormone kích thích nang trứng phát triển trong buồng trứng, khi chúng trưởng thành sẽ sản sinh ra một lượng hormone estrogen ngày càng nhiều. Khi hormone này tăng cao sẽ kích hoạt sự gia tăng hormone tạo hoàng thể (LH) làm cho nang trội bị phá vỡ, giải phóng trứng đã trưởng thành thông qua ống dẫn trứng. Trong giai đoạn này nếu gặp tinh trùng sẽ di chuyển tới tử cung, làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Quá trình rụng trứng diễn ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt
Quá trình tinh trùng gặp trứng
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu tinh trùng đã gặp được trứng, mọi người cần biết qua quá trình hai yếu tố này gặp nhau như thế nào nhé.
- Trứng rụng vào ống dẫn trứng: Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thường buồng trứng sẽ giải phóng duy nhất 1 quả trứng trưởng thành chờ gặp tinh trùng nếu có quan hệ tình dục không dùng biện pháp xảy ra để thụ tinh.
- Cách tinh trùng gặp trứng: Ở một nam giới khỏe mạnh thường có từ 40 triệu – 150 triệu tinh binh, khi quan hệ và xuất tinh vào trong âm đạo thì lượng tinh trùng này sẽ bơi ngược dòng đến ống dẫn trứng. Thường thời gian bơi nhanh nhất để trứng gặp tinh trùng là 30 phút, chú tinh bình nào yếu hơn có thể mất vài ngày và chúng chỉ sống sót khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, chỉ có những chú tinh binh khỏe và mạnh nhất vượt qua nhiều chướng ngại vật mới có thể đến gần trứng.
- Tinh trùng thụ tinh với trứng: Sau khi chú tinh binh nào khỏe nhất gặp được trứng sẽ mất khoảng 24h để diễn ra quá trình thụ tinh. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh thì bề mặt của trứng sẽ có sự thay đổi để không đón nhận thêm chú tinh binh nào khác nữa. Thời điểm này, đặc điểm gen di truyền của thai nhi đã được hoàn tất dựa vào nhiễm sắc thể, cũng như giới tính của em bé.
- Các tế bào bắt đầu phân chia: Khi tinh trùng và trứng thụ thai thành công sẽ phát triển thành bào thai và phân chia thành nhiều tế bào. Lúc này trứng sẽ ra khỏi ống dẫn trứng để di chuyển đến tử cung, hoạt động này sẽ diễn ra khoảng 6 ngày sau khi thụ tinh.
- Trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ: Sau khi di chuyển thành công đến tử cung thì trứng đã thụ tinh sẽ bám vào niêm mạc tử cung, quá trình này sẽ mất khoảng 3 ngày sau khi vào tử cung và làm tổ trong nội mạc vào ngày thứ 10 sau khi được thụ tinh ở ống dẫn trứng. Lúc này các tế bào vẫn tiếp tục phân chia.
- Hormone khi mang thai: Sau khi thụ thai thành công trong khoảng 1 tuần, hormone hCG (human chorionic gonadotropin) tự nhiên trong máu và nước tiểu của phụ nữ sẽ được tăng cao. Lúc này nếu dùng que thử dùng nước tiểu hay xét nghiệm máu sẽ biết được kết quả mang thai hay không. Thường cơ thể phải mất 3 – 4 tuần sau khi trứng gặp tinh trùng và thụ thai thành công nồng độ hCG đủ cao mới đảm bảo dùng que thử cho kết quả chính xác.
- Thai nhi phát triển trong bụng mẹ: Sau khi trứng thụ thai thành công bám vào tử cung, sẽ có một số tế bào phát triển thành nhau thai còn những tế bào còn lại sẽ trở thành phôi thai. Cho đến tuần thứ 5 sau khi thụ thai thành công sẽ có tim thai, các cơ quan như não, tim, tủy sống… cũng bắt đầu hình thành. Quá trình phát triển của một thai nhi trong bụng mẹ thường sẽ 35 – 42 tuần.
Quá trình trứng gặp tinh trùng không dễ dàng
Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng thành công
Vậy làm sao để nhận biết được những dấu hiệu nhận biết trứng đã gặp tinh trùng? Thực chất thì khi trứng gặp tinh trùng có nghĩa là quá trình thụ thai đã thành công. Lúc này cơ thể chị em sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khác với bình thường, hay còn gọi là dấu hiệu mang thai. Cụ thể như:
- Xuất hiện dịch âm đạo: Sau khi thụ tinh, một số phụ nữ có thể cảm thấy thay đổi trong dịch âm đạo. Dịch này có thể trở nên dày hơn, nhớt và có màu trắng sữa. Điều này có thể là do thay đổi trong hormone estrogen và progesterone sau khi thụ tinh xảy ra.
- Đau và căng ngực: Một số phụ nữ có thể cảm thấy đau hoặc căng trước khi có kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Đây có thể là dấu hiệu của sự thay đổi hormone sau khi thụ tinh xảy ra.
- Dấu hiệu về kinh nguyệt: Nếu trứng đã được thụ tinh thành công, phụ nữ sẽ không có kỳ kinh nguyệt theo dự kiến. Mất kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt đến muộn có thể là một dấu hiệu rõ ràng nhất của việc thụ tinh.
- Dấu hiệu về triệu chứng sớm của mang thai: Một số phụ nữ có thể bắt đầu cảm nhận những triệu chứng sớm của mang thai như buồn nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi, hoặc tăng cân. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể xuất hiện sau một vài tuần sau thụ tinh.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phải lúc nào cũng chắc chắn cho biết rằng thụ tinh đã thành công. Để xác định chắc chắn, việc thực hiện xét nghiệm thai sớm sẽ cần thiết.
Khi thụ thai thành công cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi
Làm sao để chắc chắn thụ thai đã thành công?
Nếu trứng và tinh trùng gặp nhau cũng đồng nghĩa với việc quá trình thụ thai đã thành công. Lúc này, nếu chị em thấy những triệu chứng bất thường như trễ kinh, buồn nôn, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi… có thể dùng que thử để kiểm tra, hoặc đến bệnh viện để xét nghiệm máu sẽ chắc chắn hơn về kết quả.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng để mọi người có thể nắm bắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu thấy cơ thể gặp nhiều triệu chứng bất thường, nhưng không phải do mang thai thì đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và đưa ra kết luận chắc chắn nhất nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.