More
    HomeSống KhỏeNhững chia sẻ về sơ cứu bỏng nước sôi mà bạn nên...

    Những chia sẻ về sơ cứu bỏng nước sôi mà bạn nên biết

    - Advertisement -spot_img


    Bị bỏng nước sôi là một tai nạn ngoài ý muốn thường gặp trong những sinh hoạt hàng ngày. Khi gặp phải tình trạng này bạn cần xử lý và sơ cứu vết bỏng nước sôi đúng cách và nhanh để không ảnh hưởng đến người bị thương như là để lại sẹo hoặc nhiễm trùng vết thương. Bạn cần biết cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi sao cho đúng cách để vết bỏng sẽ được nhanh lành lại. Nhà Thuốc Long Châu sẽ chia sẻ cho bạn cách sơ cứu bỏng nước sôi. Mời bạn cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau.

    Bỏng nước sôi là tình trạng như thế nào?

    Những chia sẻ về sơ cứu bỏng nước sôi mà bạn cần nên biết

    Bỏng nước sôi gây đỏ và rát ở vết bỏng 

    Bỏng nước sôi là bỏng do nhiệt độ cao của nước với nhiệt độ trên 50⁰C thì đã có thể khiến da bị bỏng khi tiếp xúc phải. Trong sinh hoạt hàng ngày bạn có thể xảy ra việc bỏng do nước sôi từ canh, nước nóng. Khi da chúng ta tiếp xúc với nhiệt độ cao thì có thể bỏng khi chỉ tiếp xúc vài giây. Các mức bỏng nước sôi được chia ra thành những mức độ khác nhau từ nặng tới nhẹ. Khi bị bỏng nước sôi bạn cần sơ cứu đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng ở vết bỏng. Nếu vết bỏng của bạn ở mức độ nặng thì có thể gây phồng hoặc rộp da. Các trường hợp nặng cần được sơ cứu và đưa đi cấp cứu kịp thời. 

    Xem thêm  Đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không?

    Cách cách sơ cứu bỏng nước sôi hiệu quả

    Những chia sẻ về sơ cứu bỏng nước sôi mà bạn cần nên biết

    Làm mát vết bỏng bằng vòi nước chảy ở chế độ nhẹ

    Làm mát vết bỏng khi bị bỏng do nước sôi

    Làm mát vết bỏng da bằng cách xả nơi bị bỏng ở vòi nước chảy ở mức độ chảy nhẹ. Nước sạch sẽ giúp vùng bị vết bỏng giảm nhiệt và tránh được tình trạng bị rộp da. Bạn không nên giảm nhiệt của vết bỏng bằng nước đá hoặc những chất khác. Nên làm mát vết bỏng đúng cách và nhanh nhất có thể. Nước sạch sẽ giúp vết thương giảm nhiệt tránh bị phồng hay rộp da, giảm viêm nhiễm và giảm diện tích và độ sâu của vết bỏng. 

    Tháo bỏ những vật dính vào vết thương

    Cần tháo bỏ những vật dính vào vết bỏng nước sôi một cách nhẹ nhàng như quần áo, trang sức, giày dép để tránh khi vết bỏng do nước sôi sẽ khiến da bị phồng lên. Loại bỏ quần áo hoặc các vật che chắn cũng làm giảm nhiệt độ trên vùng bị bỏng. Nếu các vật dính vào không thể lấy ra được thì không nên cố lấy ra vì sẽ làm bong tróc phần da ở vết bỏng. Việc làm phần da bị bong tróc sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng vết bỏng của người bị thương. 

    Che chắn vết bỏng để tránh nhiễm trùng

    Bạn cần dùng gạc vô trùng để che chắn vết bỏng để tránh làm nhiễm trùng vết thương. Cần vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giữ cho vết thương luôn được khô thoáng. Bạn cũng có thể dùng kem bôi vết bỏng để làm giảm tình trạng sưng đỏ và sau khi bôi bạn nên bạn lại để giữ vệ sinh cho vết bỏng. Các trường hợp bị phồng rộp da ở vết bỏng thì bạn không được dùng vật nhọn đâm bể mà bạn cần giữ không có bóng nước đó bị vỡ vì đó là chất giúp chống nhiễm trùng vết thương.

    Xem thêm  Hiến máu xong nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?

    Những lưu ý bạn cần biết khi sơ cứu bỏng nước sôi

    Những chia sẻ về sơ cứu bỏng nước sôi mà bạn cần nên biết

    Không nên bôi kem đánh răng lên vùng vết bỏng 

    Không bôi bất cứ gì lên vết bỏng khi đang sơ cứu bị bỏng nước sôi

    Một số bạn thường bôi các chất để giảm tình trạng bỏng lên trên vết bỏng như: Kem đánh răng, mỡ trăn,… khi bôi các chất đó lên vết bỏng sẽ làm tình trạng của vết bỏng nặng hơn và có thể gây ra nhiễm trùng vết thương. Một số bạn thường cho sử dụng kem đánh răng hoặc mỡ trăn như một dạng thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng của vết bỏng, nhưng đó lại là một kiến thức hoàn toàn sai lầm và cần được loại bỏ. Vì khi sử dụng những chất không đúng sẽ làm vết bỏng trở nên năng hơn.

    Cần giữ vệ sinh cho vết bỏng khi sơ cứu bỏng nước sôi

    Sau khi bị bỏng nước sôi bạn nên cho tay ngay vào vòi nước chảy ở mức độ nhẹ. Và sau đó người sơ cứu cần vệ sinh tay của mình trước khi sơ cứu cho nạn nhân để tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương. Khi sơ cứu bị bỏng nước sôi bạn cần sử dụng những dụng cụ sơ cứu đã được vô trùng để giữ vệ sinh cho vết thương tránh làm nhiễm trùng vết bỏng và dùng gạc vô trùng để che vết thương lại. Không nên sử dụng nước đá để làm mát vết bỏng do bị bỏng nước sôi vì đá lạnh sẽ làm tình trạng bỏng tệ hơn và sẽ làm vết bỏng lâu lành hơn. Cần vệ sinh vết bỏng bằng nước muối sinh lý để vết bỏng mau khô và còn giữ được vệ sinh cho vết bỏng.

    Xem thêm  Bệnh sùi mào gà có phát triển nhanh không?

    Bỏng nước sôi là tai nạn ngoài ý muốn trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bạn cần sơ cứu bị bỏng nước sôi một cách đúng nhất để tránh nhiễm trùng. Nhà Thuốc Long Châu đã chia sẻ cho bạn các cách để sơ cứu bỏng nước sôi qua bài viết trên, hy vọng là những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

    Minh Thuý 

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img