More
    HomeSống KhỏeNhiễm ký sinh trùng ở mắt: Nhận biết sớm để tránh mù...

    Nhiễm ký sinh trùng ở mắt: Nhận biết sớm để tránh mù lòa

    - Advertisement -spot_img


    Các sinh vật sống trong hoặc trên cơ thể sinh vật khác thì được gọi là ký sinh trùng. Sống nhờ và thu nhận những lợi ích từ vật chủ là mục đích của chúng. Hiện nay, theo thống kê trên thế giới, có ba loại ký sinh trùng phổ biến nhất là: Động vật nguyên sinh, ngoại ký sinh, giun sán.

    Nhiễm ký sinh trùng ở mắt - nhận biết sớm để tránh mù lòa 1Nhiễm ký sinh trùng ở mắt là nguyên nhân chính gây mù lòa.

    Con người có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống hoặc qua da. Sau khi vào được bên trong cơ thể người, chúng sẽ di chuyển đến các cơ quan khác, trong đó có mắt.

    Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng ở mắt

    Các trường hợp nhiễm ký sinh trùng ở mắt thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có cùng lúc cả ba triệu chứng dưới đây thì có thể bạn đã mắc bệnh.

    • Luôn có cảm giác đau rát mắt thường xuyên.
    • Bị chảy nước mắt liên tục.
    • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
    • Bị tróc da thành những vảy mỏng xung quanh vùng mí mắt, lông mi.
    • Vùng da ở quanh mắt chuyển sang đỏ hồng, ngứa ngáy.
    • Vùng võng mạc có sẹo.
    • Bị hạn chế tầm nhìn.
    • Tạm thời mất thị lực.

    Khi thấy những dấu hiệu kể trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kịp thời điều trị.

    Những loại ký sinh trùng ở mắt 

    Một số loại ký sinh trùng ở mắt có thể kể đến như:

    Xem thêm  Khám phá hai protein trong máu có thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết

    Acanthamoebiasis: Một loại amip đơn bào, không gây nhiễm trùng nhưng là nguyên nhân gây hỏng thị lực. Ký sinh trùng này xâm nhập trực tiếp vào giác mạc mà nguyên nhân chủ yếu là do đeo kính áp tròng không hợp vệ sinh.

    Toxoplasmosis: Một dạng ký sinh trùng đơn bào, thường xuất hiện trong chất thải động vật, nhất là mèo. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa và từ mẹ sang con. Những người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Mắt người bệnh sẽ bị sẹo vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.

    Loiasis: Loại giun sán ở Châu Phi, chúng xâm nhập vào cơ thể bởi vết đốt của ruồi đã nhiễm bệnh. Ở bên trong cơ thể, chúng di chuyển liên tục đến các mô và sinh ra ấu trùng microfilariae. Biểu hiện khi nhiễm ký sinh trùng này là đau mắt, giảm thị lực, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

    Nhiễm ký sinh trùng ở mắt - nhận biết sớm để tránh mù lòa 2

    Ký sinh trùng mắt có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống.

    Gnathostomiasis: Một loại sán sống chủ yếu ở Châu Á, xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn thịt cá sống. Chúng di chuyển từ hệ tiêu hóa đến các bộ phận trong cơ thể trong đó có mắt. Khi ký sinh ở mắt, chúng khiến người bệnh mù cục bộ hoặc thậm chí mù hoàn toàn.

    Cách điều trị và phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng ở mắt

    Điều trị nhiễm ký sinh trùng ở mắt

    Tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Chủ yếu người bệnh sẽ được điều trị bằng cả thuốc uống và thuốc bôi. Các loại thuốc thường được dùng có thể kể đến như pyrimethamine, ivermectin và diethylcarbamazine.

    Xem thêm  Các dấu hiệu ban đầu của bệnh vảy nến mà bạn phải biết

    Trong trường hợp ký sinh trùng trưởng thành thì cần phải thực hiện loại bỏ ra khỏi mắt vật chủ để tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

    Cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng ở mắt

    Nhiễm ký sinh trùng ở mắt - nhận biết sớm để tránh mù lòa 3Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

    Để giảm nguy cơ cũng như phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng ở mắt, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

    • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
    • Đảm bảo ăn chín uống sôi.
    • Ngăn ngừa côn trùng đốt, bạn sẽ không biết chúng mang những mầm bệnh nguy hiểm gì đâu. Vì thế hãy đảm bảo sử dụng thuốc xịt côn trùng khi ở ngoài cả ngày hoặc ở những nơi có nhiều côn trùng.
    • Vệ sinh kính áp tròng đúng cách. Kính áp tròng là nơi ký sinh trùng dễ thông qua đó xâm nhập vào mắt bạn. Không đeo kính áp tròng đi ngủ hoặc sau khi tiếp xúc với nước ở bể bơi.

    Khi thấy những dấu hiệu bất thường về thị lực, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.

    Hoàng Minh

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    Xem thêm  Kem trị đồi mồi Achromin có thật sự tốt hay không?
    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img