More
    HomeSống KhỏeNguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

    Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

    - Advertisement -spot_img


    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết. Và tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe bé, thậm chí có thể gây tổn thương não. Vậy nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

    Giống như người lớn, nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng xảy ra khi lượng đường trong máu của bé thấp hơn mức bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não của bé. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều không biết hoặc lơ là với tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.

    Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinhKhông chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết

    1/ Tại sao trẻ sơ sinh lại bị hạ đường huyết?

    Trong vài giờ đầu sau sinh, lượng đường trong máu của bé có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp này đều không gây nguy hiểm. Bé có thể duy trì lượng đường của cơ thể nhờ bú mẹ.

    Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là gì? Những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có mức insulin khi chào đời cao hơn, làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bé. Ngoài ra, những trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt đột ngột, bị nhiễm trùng cũng có nguy cơ bị bệnh hạ đường huyết.

    Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh 1Với trẻ sơ sinh thì triệu chứng hạ đường huyết sẽ xuất hiện từ 3-48 giờ sau sinh

    2/ Dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ

    Với trẻ sơ sinh thì biểu hiện hạ đường huyết sẽ xuất hiện từ 3-48 giờ sau sinh, bao gồm các dấu hiệu sau:

    Xem thêm  Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

    – Thân nhiệt giảm nhanh, da dẻ nhợt nhạt, tím tái, tay chân lạnh

    – Các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn, đói cồn cào, khó chịu

    – Nhịp thở nhanh, gấp, mạnh

    – Trường hợp nặng có thể co giật, hôn mê

    Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là gì? Theo nghiên cứu, có khoảng 41% trường hợp hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở các bé sinh non, nhẹ cân dưới 2,5 kg. Theo các chuyên gia, bệnh có thể gây tác động nghiêm trọng đến thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, trẻ sơ sinh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời với bệnh hạ đường huyết.

    Trẻ bị hạ đường huyết nặng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như co giật, run khu trú hay toàn bộ, co giật toàn thân, cơn co thắt, co cứng, vã mồ hôi. Các triệu chứng nặng nhất của hạ đường huyết, đến sau cơn co giật hoặc đến đột ngột, có thể nhẹ hoặc nặng như mất phản xạ, giảm trương lực cơ, rối loạn hô hấp, rối loạn nhịp tim và huyết áp.

    Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh 2Mẹ cần cho trẻ bú sớm và da tiếp xúc da sau khi sinh

    3/ Trẻ bị hạ đường huyết, xử lý ra sao?

    Khi trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết cần xử lý như sau:

    – Với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân khi sinh, mẹ cần cho bé bú sớm và da tiếp da ngay sau khi sinh để tránh bé bị hạ đường huyết. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, bé sẽ được chỉ định truyền glucose dưới dạng dung dịch.

    Xem thêm  Sốt co giật ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ

    – Trẻ lớn khi phát hiện dấu hiệu hạ đường huyết cần được cho bú ngay. Với các bé thường xuyên bị hạ đường, mẹ nên cho con ăn nhiều bữa. Tránh để bé đói trong một thời gian dài.

    Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh các mẹ nên biết để phòng tránh cho con mình.

    Thu Hà



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img