Cơm rượu được làm từ loại gạo nếp thơm ngon, dân dã của người Châu Á và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người bên cạnh việc chữa trị các loại bệnh. Tuy nhiên loại gạo nếp cũng chứa nhiều tinh bột làm cho nhiều người không biết rằng liệu mắc bệnh tiểu đường có ăn cơm rượu được không, nếu được thì nên chế biến và sử dụng như thế nào để cơm rượu đạt hiệu quả tốt nhất. Mời mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Cơm rượu là gì?
Cơm rượu làm từ loại gạo nếp được lên men bằng cách đun sôi và ủ men trong tủ lạnh từ 3 – 4 ngày, vì thế mà cơm rượu có vị thơm đặc trưng, cay nồng chứa nhiều gluxit, lipit, chất khoáng, vitamin B, chất xơ,… Thực tế thì cơm rượu tùy theo mỗi miền sẽ có nét đặc biệt riêng, có thể sử dụng gạo lứt, loại nếp cái hoa vàng, gạo trắng,… Nhìn chung hương vị đều rất ngon.
Cơm rượu là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) cũng là thực phẩm có lợi ích cho sức khỏe, nhưng nên sử dụng có chừng mực vì cơm rượu cũng có thể dẫn đến tăng cân.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_mac_benh_tieu_duong_co_an_com_ruou_duoc_khong_1_ce7967c89b.jpg)
Người bệnh tiểu đường có ăn cơm rượu được không?
Như mọi người cũng đã biết cơm rượu nói chung và cơm rượu nếp cẩm (ở miền Bắc) nói riêng là nguồn thực phẩm có lợi ích rất lớn trong việc hỗ trợ phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường, ở đây có thể nhiều người sẽ nhầm lẫn cơm rượu nếp cẩm và cơm gạo nếp nấu với lá cẩm là một, thực tế không phải như vậy.
Nguồn thực phẩm dinh dưỡng có chỉ số đường huyết an toàn cho người tiểu đường sẽ là GI < 55, nhưng gạo nếp nấu với lá cẩm lại có GI > 80, sẽ không tốt cho người bệnh. Hơn nữa GI của gạo nếp lá cẩm chỉ đạt 42,3 nên người tiểu đường có thể ăn được, đó là sự khác biệt giữa gạo nếp lá cẩm và gạo nếp nấu lá cẩm.
Bên cạnh phòng ngừa bệnh tiểu đường thì cơm rượu còn hỗ trợ bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa cho người có hệ tiêu hóa kém, chán ăn. Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu còn cho thấy những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp có thể ăn cơm nếp cẩm để giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp,…
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_mac_benh_tieu_duong_co_an_com_ruou_duoc_khong_2_10cb400475.jpg)
Vậy câu hỏi đặt ra người bệnh tiểu đường có ăn cơm rượu được không, câu trả lời đúng nhất sẽ là có nhưng không phải ăn nhiều là sẽ tốt mà cần ăn với liều lượng vừa đủ, đặc biệt với món cơm rượu nếp mọi người không nên lạm dụng sẽ dẫn đến tác dụng phụ trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và không tốt cho tình trạng tiểu đường.
Cách chế biến cơm rượu giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Đối với ai có tiền sử các bệnh kể trên thì quá trình chế biến cơm rượu cũng có sự khác biệt một chút so với người bình thường, để cơm rượu phát huy công dụng tốt nhất. Điển hình trong các thao tác thủ công như xay, giã, sàn,… Sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng cho trong gạo nếp thì người làm chỉ nên tác động nhẹ lên lớp vỏ trấu bên ngoài hạt nếp để lớp vỏ lụa bên trong không bị mất đi và hạt nếp sẽ giữ lại được các hàm lượng dinh dưỡng quý giá như protein, lipit, gluxit, chất khoáng,…
Đặc biệt với người tiểu đường khi ăn cơm rượu nên ăn cả phần nước lẫn cơm, không nên bỏ qua một trong hai phần, sẽ rất lãng phí lượng dinh dưỡng và lợi ích chữa bệnh có trong hai phần.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_mac_benh_tieu_duong_co_an_com_ruou_duoc_khong_3_c057b16595.jpg)
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì việc luyện tập thể dục mỗi ngày cũng quan trọng không kém đối với người bệnh tiểu đường, sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, quá trình tuần hóa máu và thải độc cũng tốt hơn, ngoài ra còn mang đến một tinh thần vui vẻ, minh mẫn và lạc quan nhất cho người bệnh.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_mac_benh_tieu_duong_co_an_com_ruou_duoc_khong_4_a0c84dba3e.jpg)
Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm rượu vào thời điểm nào?
Trong quá trình lên men để làm nên cơm rượu thì lượng đường có trong nếp sẽ chuyển hóa thành cồn, lượng cồn sẽ tăng theo thời gian ủ cơm, để hạn chế tình huống người bệnh tiểu đường bị say khi ăn cơm rượu thì nên ăn với lượng vừa đủ, đặc biệt ăn vào lúc no thì khả năng say rất thấp, ngược lại nếu bụng đang đói thì lượng men có trong cơm rượu sẽ làm tăng nồng độ axit khiến cho dạ dày cảm thấy khó chịu và gây cồn cào ruột.
Tuy mọi người có thể ăn cơm rượu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vẫn là buổi sáng và cả người bệnh tiểu đường lẫn người khỏe mạnh nên ăn một chút gì đó để lót bụng trước khi ăn cơm rượu.
Thông tin trong bài viết đã giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi “Khi mắc bệnh tiểu đường có ăn cơm rượu được không”, bên cạnh đó còn gợi ý đến mọi người cách chế biến và sử dụng cơm rượu để giữ cho hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm nhiều nhất có thể, hỗ trợ tốt nhất trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, để tránh có những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên có sự tham khảo từ ý kiến bác sĩ điều trị khi lựa chọn bất kỳ thực phẩm dinh dưỡng nào.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.